xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân sức đâu mà làm đến 60 - 62 tuổi?

An Khánh ẢNH: HUỲNH NHƯ

(NLĐO) – Theo nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động, nên giảm tuổi nghỉ hưu hoặc quy định độ tuổi nghỉ hưu linh hoạt, đồng thời xem xét lại cách tính tiền lương hưu cho phù hợp.

Trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu

Góp ý đề xuất này, không chỉ bạn đọc Báo Người Lao Động mà nhiều chuyên gia cũng cho rằng không khả thi. Bạn đọc Trần Đạt chỉ ra bất hợp lý: "Người lao động làm việc ở các khu công nghiệp thì 40 - 46 tuổi đã bị sa thải rồi và tuổi đó rất khó xin việc để đóng bảo hiểm tới 60 – 62. Nếu một người đi làm từ 18 tuổi đến 52 tuổi đã đóng đủ mức hưởng hưu và nghỉ việc phải chờ thêm 10 năm mới có lương là quá bất cập....". Tương tự, bạn đọc Trần Văn Hào góp ý: "Những người từ 40-45 tuổi mới tham gia thì được tính tới còn những người tham gia 20-25 năm mới 45 tuổi bị đuổi việc thì phải đợi 62 tuổi mới được nhận lương hưu, vậy là sao? có bất công quá không?".

Công nhân sức đâu mà làm đến 60 - 62 tuổi? - Ảnh 1.

Theo bạn Võ Nguyễn Ngọc Anh, chính sách mà người lao động không ủng hộ thì chính sách đó thực sự chưa tốt. Theo bạn đọc này, nên giảm tuổi nghỉ hưu hoặc quy định độ tuổi nghỉ hưu linh hoạt, đồng thời xem xét lại cách tính tiền lương hưu cho phù hợp hơn. Theo nhiều bạn đọc, cơ quan soạn thảo nên lắng nghe điều mà người lao động cần, chứ có giảm năm đóng BHXH thì họ vẫn rút 1 lần. Một bạn đọc giấu tên góp ý: "Phải giảm tuổi nghỉ hưu cho người lao động bởi họ làm việc quá vất vả, nếu kéo dài đến 62 tuổi chắc không chờ nổi. Nam trên 55 tuổi nữ trên 50 là đủ tuổi cho về hưu, còn ai thích làm thì cứ làm tới 60-62". Tương tự, bạn đọc Nguyễn Hồng Thanh, đề xuất: "Bệnh tật thì trẻ hóa mà tuổi nghỉ hưu không giảm liệu người lao động có đợi được đến lúc cầm sổ hưu không??? Mong Nhà nước, BHXH giảm tuổi nghỉ hưu để người lao động bớt bị thiệt thòi". Cùng góc nhìn, bạn đọc Hồ Uyên bày tỏ: "Đối với người lao động làm việc tại các khu công nghiệp thì 50 tuổi là đã bị đào thải hết rồi. Vì ở tuổi đó cũng không ai làm nổi nữa. Do vậy, cần xem xét theo từng loại công việc mà quy định tuổi hưu".

Công nhân sức đâu mà làm đến 60 - 62 tuổi? - Ảnh 2.

Bạn đọc Trần Thanh Lâm chia sẻ: "Người đã tham gia BHXH bắt buộc đủ 35 năm, nên cho họ được chọn lựa nguyện vọng tiếp tục hoặc nghỉ việc mà không phải chờ đợi đúng tuổi nghỉ hưu như hiện nay. Rất mong Chính phủ xem xét, bổ sung và ban hành luật BHXH phù hợp với điều kiện của người lao động như hiện nay". Bạn đọc Linh Ngọc cho rằng từ khi tăng tuổi nghỉ hưu và tăng số năm đóng để được hưởng lương hưu tối đa thì tăng mạnh số người rút. Do vậy, cần phải tách tuổi nghỉ hưu khác nhau, số năm đóng khác nhau cho các ngành nghề khác nhau, không thể cào bằng được. "Dự thảo lo cho số người đóng muộn vậy số người đóng sớm thì sao, có cho họ quy đổi năm đóng dư để trừ tuổi nghỉ hưu không. Vấn đề là ở đây chứ không phải cứ đưa ra các biện pháp ngăn rút  1 lần hay giảm số tiền được rút" – bạn đọc này băn khoăn.

Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ hạn chế rút BHXH một lần

Hiến kế hoàn thiện chính sách, bạn đọc Nguyễn Thị Thạnh cho rằng cần chia đối tượng lao động ra làm nhiều loại để áp dụng thời gian nghỉ hưu phù hợp, không duy ý chí, đánh đồng người lao động nặng, độc hại, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo với người ngồi bàn giấy máy lạnh, xe pháo đón đưa "mưa không đến mặt, nắng không đến đầu" được. Công nhân lao động sức đâu mà làm đến 60, 62 tuổi. Mà cho dù còn sức thì cũng không có doanh nghiệp nào để cho làm, họ sa thải từ hồi 45, 50 tuổi kia". Một bạn đọc giấu tên bày tỏ: "Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ bình ổn người rút hơn..Chúng ta đã phải chịu số năm đóng giống nhau nhưng môi trường làm việc lại khác nhau và khi môi trường làm khác nhau thì không thể đợi quá già mới có lương hưu được. Họ sẽ chết bởi bệnh tật nghề nghiệp mà chưa biết lương hưu ra sao",

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo