xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuối năm khó tìm việc

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Nhu cầu tìm việc tăng cao nhưng doanh nghiệp ít tuyển dụng khiến mức độ cạnh tranh của người tìm việc khá gay gắt

Theo thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM tại 2 sàn giao dịch việc làm diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-12, số lượng đầu việc được rao tuyển tăng nhẹ so với nhiều phiên giao dịch trước đó. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN) dệt - may, da - giày tăng cao với 514 vị trí trong tổng số 1.810 việc làm. Song, số lượng đầu việc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động (NLĐ).

Việc ít, ứng viên nhiều

Trong khi dệt - may nhu cầu tăng cao thì tình hình tìm việc, tìm người của ngành kế toán, kiểm toán lại giảm. Theo ghi nhận tại 2 sàn giao dịch, các DN chỉ cần 7 lao động và hơn 100 lao động tuyển qua website www.vieclamhcm.net. Chỉ tính riêng 16.349 hồ sơ trực tuyến, số lượng đầu việc nêu trên là quá thấp. Nhu cầu tuyển dụng của nhiều ngành khác, như: điện - điện tử, kiến trúc, marketing giảm mạnh (các DN chỉ cần khoảng 5 lao động/ngành). Các vị trí kinh doanh, quản lý giảm hơn 500 việc làm.

Người lao động tìm việc tại ngày hội việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM tổ chức
Người lao động tìm việc tại ngày hội việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM tổ chức

Mỗi ngày, trang tuyển dụng CareerBuilder.vn cũng tiếp nhận hơn 500 hồ sơ/công việc ở lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhưng số việc làm rao tuyển chỉ gần 230. Điển hình, Công ty CP Quốc tế Viễn Tín chỉ tuyển 3 nhân viên kế toán nhưng đã nhận 1.240 hồ sơ; hơn 550 ứng viên cũng ứng tuyển vị trí kế toán viên của Công ty Kitapida Mediphar… Trung bình, 1 ứng viên kế toán, kiểm toán phải cạnh tranh với 150 ứng viên khác.

Tính đến nay, ngành điện tử - điện lạnh đã giảm cả về nguồn cung lẫn cầu nhân lực. Ngành này không còn là 1 trong 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng và tìm việc cao nhất. Ông Nguyễn Khắc Ninh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Kitapida Mediphar, nhận định khi tiếp nhận nhiều hồ sơ ứng tuyển, DN có điều kiện sàng lọc kỹ càng, từ đó chọn ra ứng viên tốt nhất.

Lương vẫn thấp

Chính sách tuyển dụng khéo léo của DN thông qua việc linh động thỏa thuận, tạo cơ hội để NLĐ bày tỏ mong muốn của bản thân về thu nhập góp phần không nhỏ vào những chuyển biến tích cực của tình hình tiền lương.

Báo cáo về tiền lương toàn cầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy đến năm 2013, tiền lương trung bình trên thực tế của Việt Nam tăng 13,7%. Dù đạt chuyển biến tích cực nhưng tiền lương tại nước ta vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển và thua kém nhiều quốc gia láng giềng. Trong khu vực ASEAN, lương tháng trung bình của NLĐ Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia; bằng 50% Thái Lan và thua hơn 30% Malaysia.

Theo ILO, hiện NLĐ làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm nhận lương cao nhất - bình quân 7,2 triệu đồng/người/tháng; kế tiếp là các lĩnh vực chuyên môn, khoa học, công nghệ (6,5 triệu đồng/người/tháng) và kinh doanh bất động sản (6,4 triệu đồng/người/tháng). Lao động nữ làm việc trong 2 lĩnh vực (tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; chuyên môn - khoa học - công nghệ) có mức lương cao nhất được trả hơn khoảng 3% so với nam giới. Trái lại, lao động nữ làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành nghề chiếm tỉ lệ cao hơn nhưng lại hưởng mức lương tháng thấp hơn nam 17%. Ngoài ra, hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình có mức lương thấp nhất, mỗi lao động chỉ nhận được 2,4 triệu đồng/tháng.

Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO tại Việt Nam, cho rằng khoảng cách chênh lệch lớn về tiền lương giữa các quốc gia phản ánh sự chênh lệch năng suất lao động. Chính sách xác định tiền lương là tiền đề, điều kiện phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế, bảo đảm lợi ích thu được trong quá trình phát triển sẽ được chuyển thành mức tiền lương cao hơn cùng với điều kiện làm việc tốt hơn.

Tiền lương đóng góp 30% thu nhập cho gia đình

Báo cáo tiền lương toàn cầu giai đoạn 2014-2015 cho thấy tiền lương là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, đặc biệt là nhóm gia đình trung lưu. Trong khi đó, 10% số hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất và 10% hộ có thu nhập thấp nhất lại phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản thu nhập khác. Ở Việt Nam, tiền lương đóng góp 30% vào thu nhập của các gia đình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo