Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, trong đó đáng lưu ý có nội dung đề xuất, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia bảo hiểm xã hội, và đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng bảo hiểm xã hội. Xung quanh đề xuất này, sau khi Báo Người lao động tiếp tục nhận được nhiều ý của độc giả, phần lớn bày tỏ thái độ không đồng tình.
Bạn đọc Phùng Thị Bích Linh bày tỏ: "Tôi cũng thấy đề xuất này thật là vô lý. Có phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để chờ và được hưởng lương hưu đâu. Chẳng may rủi ro, đột quỵ , chết thì sẽ mất hết số tiền bao nhiêu năm đóng". Đồng quan điểm, bạn đọc Linh Phạm góp ý rất gay gắt: "Tôi không đồng ý, lúc nào cũng nói là bảo vệ người lao động, sao lại nghĩ cách cắt bớt tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, Tiền người lao động nộp, cớ sao còn viện cớ để đam bảo an sinh về già để có thể hưởng lương hưu, hôm nay không có tiền đóng tiền nhà trọ, tiền ăn 3 bữa thì có còn sống và đợi hưởng tiền lương hưu không".
Ban đọc Bùi Anh Kiệt đặt câu hỏi: "Tôi không hiểu vì sao lại có quy định kỳ cục vậy? Tiền này là của người lao động, vì sao họ không quyết định được?". Cùng góc nhìn, bạn đọc Ngo Duc Hong Thuy cho rằng tiền đóng bảo hiểm xã hội là của người lao động và người sử dụng lao động chứ không phải tiền của cơ quan BHXH. "Chúng tôi đã không có một đồng lãi nào trong suốt quá trình đóng, thậm chí số tiền lãnh còn ít hơn nhiều số tiền đã đóng thì không được cát 50% số tiền nữa. Thật vô lý và bất công" - bạn đọc này viết. Bạn đọc Nguyễn Thị Bích Hảo cũng cho rằng thật đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vô lý hết sức. "Dịch bệnh hỗ trợ được thì hỗ trợ, không thì thôi, nghĩ sao đi cắt giảm 50%. Tiền mồ hôi nước mắt người lao động mà"- bạn đọc Nguyễn Thị Bích Hảo bày tỏ.
Ở góc nhìn của một quản lý nhân sự, bạn đọc Minh Duong chia sẻ: "Tôi làm Nhân sự của doanh nghiệp có gần 300 lao động, sau khi đọc được đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã về vấn đề giảm tỉ lệ khi nhận bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động đồng loạt đề nghị không tham gia bảo hiểm xã hội nữa. Chính sách an sinh là họ cần ngay lúc này chứ không chờ đợi.
Theo bạn đọc TranDung, đồng ý người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật, tiền đó là tiền của người lao động, xin nhắc lại đây là tiền của người lao động chứ không phải đây là tiền của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan này đứng ra thu bảo hiểm xã hội hàng tháng và giữ ở đó. Người lao động có toàn quyền quyết định rút số tiền mình đã đóng bảo hiểm xã hội đó 1 lần hay chờ đến tuổi nghỉ hưu. "Việc Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đề xuất như vậy là không hợp lý yêu cầu phải xem xét lại theo hướng mở và cho rút 1 lần tùy theo nhu cầu của người lao động" - bạn đọc TranDung viết.
Còn theo bạn đọc Bùi Ngọc Thanh, trong thời buổi dịch bệnh ngày càng khó khăn, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nên có những đề xuất hỗ trợ thực tế cho người lao động như giảm tuổi hưu, giảm số năm đóng để lãnh lương hưu. Theo bạn đọc Trần Anh, Lao động, Thương binh và xã hội nên xem xét kỹ quyền được hưởng của người lao động. Hiện nay đại đa số người lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tạo ra giá trị, quyết định đến sự phát triển. Tiền đóng bảo hiểm xã hội các công ty đóng cho người lao động đều nằm trong quỹ lương nếu không đóng bảo hiểm thì số tiền này các công ty taả trực tiếp cho người lao động. Vậy rút bảo hiểm xã hội một lần nên chi trả đủ số tiền mà người lao động phải được hưởng.
Một bạn đọc giấu tên phân tích: Hiện nay lao động đi làm từ 18 tuổi và đóng bảo hiểm xã hội rất nhiều, nếu đủ 19 năm đóng là mới 37 tuổi, nếu rút ra đóng lại vào tuổi 38 thì đến khi nghỉ hưu vẫn đủ 2025 năm là bình thường, trong khi tới tuổi 37 có chút tiền có thể mua đất xây nhà vời số tiền tích góp được. Vậy bảo hiểm xã hội dựa vào đâu mà cứ suối ngày bảo lý do lo cho người lao động khi về già, đã tăng tuổi hưởng bảo hiểm xã hội giờ còn đòi cắt bớt tiền đóng góp của người lao động là quá phi lý.
Tương tư, bạn đọc Nta dẫn chứng ngay trường hợp của mình: Tôi là kỹ sư, 45 tuổi, làm cho doanh nghiệp tư nhân, đã đóng bảo hiểm 20 năm. Nếu đủ tuổi về hưu tính ra lương hưu hiện tại được 1,3 triệu mức lương đang đóng bảo hiểm là 4.729.000 đồng. "Nếu 15 năm nữa 2035 về hưu, cho mức tăng lương tháng đóng bảo hiểm là 6%/năm mức lương đóng bảo hiểm là 11.333.000 đồng. Thì đến khi ấy lương hưu tôi được 3,5 triệu. Không biết có sống được đến năm 2035 để hưởng lương hưu không" – bạn đọc này đặt câu hỏi.
Luật phải hài hòa quyền lợi
Đồng ý người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật, tiền đó là tiền của người lao động, xin nhắc lại đây là tiền của người lao động chứ không phải đây là tiền của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan này đứng ra thu bảo hiểm xã hội hàng tháng và giữ ở đó. Người lao động có toàn quyền quyết định rút số tiền mình đã đóng bảo hiểm xã hội đó 1 lần hay chờ đến tuổi nghỉ hưu. Việc Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đề xuất như vậy là không hợp lý yêu cầu phải xem xét lại theo hướng mở và cho rút một lần tùy theo nhu cầu của người lao động. Làm luật phải đảm bảo hài hoà quyền lợi của người lao động và sự duy trì được quỹ bảo hiểm"- bạn đọc Mai Hải góp ý
Bình luận (0)