xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đình công hợp pháp cũng không được trả lương?

Lê Minh Khánh

(NLĐO)- "Tụi bây là đồ phá hoại, làm thiệt hại cho công ty, người ta còn chưa bắt tụi bây bồi thường, ở đó mà còn đòi trả lương!". Giám đốc sản xuất của công ty đã quát lên như vậy khi chúng tôi gửi văn bản kiến nghị trả lương cho 5 ngày đình công vừa qua.

 Nghe vậy, anh em bực quá, rủ nhau tiếp tục lãn công.

Tuy nhiên, lần này thì nhiều người không hưởng ứng vì lo ngại sẽ bị công ty sa thải, mất hết quyền lợi vì lý do nghỉ quá 5 ngày không lý do chính đáng trong 1 tháng. Một anh bạn ban đầu rất hăng hái nhưng sau đó cũng xìu.

Chúng tôi quyết định tạm thời đi làm trở lại và tiếp tục đòi lương những ngày ngừng việc trước đó. Thế nhưng, bất ngờ, Nam, tổ trưởng sản xuất, nói với chúng tôi: "Công ty không trả lương là đúng". Ngay lập tức, một nam công nhân nổi nóng: "Mày ăn bả của chủ hay sao mà nói y chang giọng điệu của họ vậy?". Dứt lời anh công nhân này sấn xổ bước tới, vung tay lên định đánh Nam. May mà chúng tôi kịp can ngăn.

Ngay lúc đó, chủ tịch Công đoàn và tổng giám đốc xuất hiện. Chúng tôi không ưa vị chủ tịch Công đoàn "bù nhìn" này vì anh ta không ủng hộ chúng tôi trong cuộc đình công vừa qua, thậm chí còn ngăn cản vớ lý do yêu sách công nhân đưa ra trái với thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.

Yêu sách anh chủ tịch Công đoàn cho rằng trái thỏa ước và trái pháp luậtđòi tăng lương 20% vào ngày 1-10, tăng phụ cấp tiền xăng 100.000 đồng/người và tăng suất ăn từ 15.000 đòng lên 18.000 đồng.

Đúng là trong thỏa ước có quy định thời điểm tăng lương hằng năm là 1-1 nhưng bây giờ chúng tôi sống khó khăn quá thì yêu sách tăng lên, có sao đâu?

 

img

 

Tăng phụ cấp tiền xăng 100.000 đồng, đây là ý kiến của một công nhân mới, anh ta tự ý ghi vào bản kiến nghị chứ không phải của số đông vì chúng tôi cũng thấy đòi tăng tiền xăng lúc này không hợp lý vì giá xăng vừa qua liên tục giảm. Tuy vậy, yêu sách này vẫn được giữ nguyên trong bản kiến nghị vì chúng tôi nghĩ, đòi được khoản nào hay khoản ấy.

Việc tăng tiền cơm cũng vậy. Suất ăn 15.000 đồng quá tệ, chỉ có cơm là nhiều, còn thức ăn rất ít.

Hôm nhận kiến nghị của công nhân, tổng giám đốc hứa xem xét và đề nghị công nhân trở lại làm việc. Thế nhưng có mấy người nhất quyết không chịu, thậm chí còn đe dọa những người muốn đi làm trở lại. Mãi đến khi công ty ra "tối hậu thư" nếu ai không trở lại làm việc thì công ty sẽ sa thải theo quy định, mọi người mới chịu trở lại làm việc.

Chuyện rắc rối vẫn chưa kết thúc vì những vấn đề phải giải quyết "hậu đình công". Chủ yếu là vấn đề tiền lương.

Không như giám đốc sản xuất, tổng giám đốc mềm mỏng hơn. Ông nói rằng cuộc ngừng việc vừa qua không phải là đình công bởi nó không tuân thủ quy định của pháp luật. Nghĩa là không do Công đoàn tổ chức, không tiến hành các bước lấy ý kiến theo luật định và quan trọng hơn, những yêu sách đó trái với tinh thần của thỏa ước lao động tập thể mà chúng tôi đã được lấy ý kiến trước khi ký kết.

"Giả sử vừa qua các bạn đình công hợp pháp thì luật cũng quy định người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác. Các bạn nên xem điều 218 Bộ Luật lao động..."- tổng giám đốc ôn tồn.

Rồi chủ tịch Công đoàn viện dẫn điều 98 Bộ Luật Lao động để chứng minh cho lời lẽ của tổng giám đốc: Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định...

"Trong cuộc ngừng việc tập thể vừa qua của các bạn, công ty không có lỗi. Do vậy, việc trả lương hiện nay Công đoàn và tổng giám đốc đang thương lượng. Tôi kêu gọi các bạn trở lại làm việc. Sức chịu đựng của công ty cũng có hạn. Nếu công ty đóng cửa thì các bạn sẽ mất việc làm"- chủ tịch Công đoàn mềm mỏng nhưng kiên quyết.

Tôi về giở luật coi lại thì thấy tổng giám đốc và chủ tịch Công đoàn nói có căn cứ. Thế nhưng nếu không được trả lương 5 ngày ngừng việc vừa qua thì cũng rất căng cho chúng tôi. Chẳng lẽ đình công hợp pháp cũng không được trả lương hay sao? Vậy thì gay go rồi. Huống hồ gì việc làm của chúng tôi vừa qua chỉ bị coi là "tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng".

Có cách gì để ép công ty nhất định phải trả lương cho chúng tôi hay không? Ai rành các quy định của pháp luật, có thể chỉ dẫn dùm...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo