Bộ LĐ-TB-XH cho biết sau khi triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/, nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã nhận thức đầy đủ hơn về dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, triển khai và thực hiện nhiều hình thức nhằm phát huy dân chủ của người lao động (NLĐ) trong việc tham gia và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), như tổ chức đối thoại định kỳ, tổ chức hội nghị NLĐ thường niên, tổ chức các hoạt động tham vấn từ NLĐ về các giải pháp tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của DN, lắng nghe và giải quyết kịp thời các kiến nghị của người lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về quy chế dân chủ tại nơi làm việc đã bộc lộ một số điểm hạn chế, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để góp phần phát huy quyền làm chủ của NLĐ, nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Cụ thể: Về đối tượng áp dụng, theo Nghị định số 60/2013 thì DN có dưới 10 lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Thực tế cho thấy quy định này là không phù hợp với thực tiễn, cần thiết phải bổ sung quy định loại trừ áp dụng một số quy định không phù hợp đối với loại hình DN này.
Quy định doanh nghiệp dưới 10 lao động phải tổ chức đối thoại là không khà thi
Về nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc: các nguyên tắc chưa được quy định rõ ràng, có nội dung trùng lắp với trách nhiệm của NSDLĐ trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Về quy định NLĐ được biết, kiểm tra, giám sát được quy đinh trong Điều 6, Điều 9 của Nghị định không phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của DN như quy định DN phải công khai về tài chính, NLĐ được kiểm tra, giám sát kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN là không phù hợp với quyền của DN nêu trên.
Về các hình thức thực hiện dân chủ như đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức hội nghị NLĐ quy định hết sức cứng như việc bình bầu người tham gia đối thoại, tham gia hội nghị NLĐ, quy trình tổ chức đối thoại, quy trình tổ chức NLĐ; xây dựng các quy chế đối thoại, quy chế hội nghị NLĐ động tạo ra những khó khăn trong quá trình thực hiện của DN, chưa phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh linh hoạt của DN. Về xây dựng quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc: Cùng một vấn đề nhưng hiện nay Nghị định 60/2013 đang quy định DN phải xây dựng 3 quy chế, đó là quy chế dân chủ cơ sở, quy chế đối thoại, quy chế hội nghị NLĐ gây phiền hà về thủ tục cho DN.
Tại dự thảo nghị định sửa đổi, Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất bổ sung quy định loại trừ áp dụng một số quy định không phù hợp đối với loại hình DN có quy mô dưới 10 lao động; sửa đổi nguyên tắc thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo hướng rõ ràng, làm cơ sở định hướng cho hai bên thực hiện dân chủ, bảo đảm được theo khuôn khổ pháp luật, phát huy được quyền làm chủ của người lao động; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ.
Bộ LĐ-TB-XH đề nghị bỏ quy định NSDLĐ không phải công khai tài chính hàng năm của DN về các nội dung liên quan đến NLĐ
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất sửa đổi nội dung NSDLĐ phải công khai, nội dung NLĐ kiểm tra giám sát theo hướng vừa đảm bảo quyền tự chủ của NLĐ vừa phải đảm bảo quyền tự chủ, tự quyết của DN. Theo đó, đề nghị bỏ quy định NSDLĐ không phải công khai tài chính hàng năm của DN về các nội dung liên quan đến NLĐ (Khoản 1 Điều 7) và quy định nội dung NLĐ kiểm tra, giám sát đối với thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (Khoản 1 Điều 9)…
Bình luận (0)