xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dốc sức vì người lao động

VĂN DUẨN

Nửa nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức song các cấp Công đoàn đã nỗ lực chăm lo lợi ích, đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đoàn viên - lao động

Ngày 27-4, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XII đã tổ chức Hội nghị lần thứ 20 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng của tổ chức Công đoàn. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy đối thoại, thương lượng tập thể

Trình bày dự thảo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường so với dự báo trước đại hội. Trong nước, giai đoạn 2018-2019, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức khá cao, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, trong năm 2020 và đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 xuất hiện, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, đã tác động trực tiếp đến tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động (NLĐ).

Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất - kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng...

Theo ông Trần Thanh Hải, Công đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm đại diện NLĐ trong nghiên cứu, đề xuất, tham gia có hiệu quả trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, góp ý đề xuất điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng (năm 2018: 6,5%, năm 2019: 5,3%; năm 2020: 5,5%), góp phần cải thiện đời sống đoàn viên, NLĐ, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Các cấp Công đoàn cũng tích cực tham gia với chính quyền, cơ quan chuyên môn cùng cấp trong xây dựng cơ chế, chính sách, quy định thuộc ngành, địa phương, đơn vị và doanh nghiệp (DN), từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các DN, nhất là DN ngoài khu vực nhà nước, được các cấp Công đoàn chú trọng với độ bao phủ rộng hơn, chất lượng tốt hơn. Nội dung của các bản thỏa ước tập trung vào những cam kết thiết thực, có lợi hơn cho NLĐ, như vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, bảo đảm việc làm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Nửa nhiệm kỳ vừa qua, đã ký mới được 6.113 bản thỏa ước lao động tập thể tại DN - gấp 4,6 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XI, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết lên 34.989 bản. Chất lượng thỏa ước lao động tập thể tiếp tục được nâng lên. Tổng LĐLĐ đã xây dựng quy trình và hướng dẫn Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ký kết 10 bản thỏa ước lao động tập thể nhóm DN với 106 DN, 53.572 lao động được hưởng lợi.

"Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy đối thoại, thương lương tại DN theo quy định mới của Bộ Luật Lao động 2019 và là tiền đề cho các thỏa ước lao động tập thể DN và thỏa ước lao động tập thể ngành thực chất hơn trong thời gian tới" - ông Trần Thanh Hải nhận xét.

Dốc sức vì người lao động - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, tặng quà cho công nhân khó khăn tại TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nhiều mô hình chăm lo hiệu quả

Về chương trình "Phúc lợi cho đoàn viên", dự thảo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đã ký mới 974 thỏa thuận, nâng tổng số thỏa thuận đã ký lên 2.401. Hơn 6,9 triệu đoàn viên, NLĐ được hưởng lợi ích từ các thỏa thuận với số tiền hơn 1.925 tỉ đồng.

Nhận thức của các cấp Công đoàn về chăm lo cho đoàn viên, NLĐ có sự thay đổi quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19; bước đầu hình thành cơ chế để chăm lo, hỗ trợ khi số đông đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn từ nguồn tài chính Công đoàn. Các mô hình chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên Công đoàn tiếp tục được hoàn thiện. Chương trình "Tết sum vầy" tiếp tục phát triển, trở thành điểm nhấn mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn, với số tiền chăm lo Tết hơn 13.578 tỉ đồng. Hoạt động cho vay vốn, hỗ trợ tạo việc làm cho NLĐ từ Quỹ Quốc gia về việc làm, quỹ trợ vốn cho NLĐ nghèo tự tạo việc làm của tổ chức Công đoàn tiếp tục được duy trì, mở rộng. Đến nay, 1.443 người đã được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với số tiền giải ngân trên 44,7 tỉ đồng; hơn 1 triệu lượt đoàn viên, NLĐ được vay vốn từ nguồn quỹ trợ vốn dành cho NLĐ nghèo của tổ chức Công đoàn với số tiền gần 13.700 tỉ đồng.

Các cấp Công đoàn cũng tập trung nâng cao chất lượng bữa ăn ca của NLĐ. Đến nay, số DN tổ chức bữa ăn ca cho NLĐ tăng 3,8% so với đầu nhiệm kỳ, trong đó có 92,3% đơn vị có giá trị bữa ăn ca đạt từ 15.000 đồng trở lên, tăng 15,5% so với đầu nhiệm kỳ. Tháng Công nhân có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương với phương châm "Mỗi Công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên" ngày càng phát huy hiệu quả, là điểm nhấn quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như hoạt động Công đoàn.

Về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, giai đoạn 2021-2023, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị các đại biểu nghiêm túc thảo luận, đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. "Phải xem xét việc triển khai thế nào, bởi thực tế có nhiều nội dung chúng ta mong muốn nhưng việc triển khai vẫn chậm so với yêu cầu, tìm nguyên nhân vì sao, có gì vướng mắc không, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới" - ông lưu ý.

Cơ bản đồng tình với nội dung báo cáo, song ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho rằng báo cáo cần đánh giá nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII. "Cần nêu rõ bối cảnh, tình hình thực tiễn đã diễn ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Có thể nhiệm vụ đặt ra trong thời điểm Đại hội XII diễn ra là phù hợp nhưng hiện nay không còn phù hợp nữa, phải điều chỉnh" - ông đề nghị.

Theo Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Trần Quang Huy, báo cáo đã đánh giá sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thấy rằng chúng ta có quá nhiều chỉ đạo, quá nhiều chương trình đưa ra, đây cũng là áp lực cho các Công đoàn cơ sở trong quá trình thực hiện. Trong thời gian tới, tổ chức Công đoàn cần nắm sát tình hình thực tiễn để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XII đã đề ra. 

Lan tỏa phong trào thi đua

Các cấp Công đoàn đã tập trung triển khai, cụ thể hóa các phong trào thi đua do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động. Phong trào "Lao động giỏi", "Lao động sáng tạo" - phong trào thi đua trọng tâm của CNVC-LĐ cả nước - tiếp tục khẳng định hiệu quả, có tính lan tỏa rộng lớn, nhất là trong khu vực sản xuất - kinh doanh, các DN khu vực ngoài nhà nước. Giai đoạn 2018-2020, đã có 602.960 sáng kiến với giá trị làm lợi 118.524 tỉ đồng; 43.653 đề tài nghiên cứu khoa học hoàn thành với giá trị làm lợi, ứng dụng là 194.708 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo