Tại cuộc họp, 4 cán bộ CĐ vẫn bày tỏ nguyện vọng được ở lại làm việc và đồng ý ủy quyền cho BCH CĐ cơ sở khởi kiện công ty. BCH CĐ tiếp thu ý kiến và thống nhất phương án sẽ khởi kiện công ty ra tòa để bảo vệ quyền lợi cán bộ CĐ.
Theo điều 25 của Luật CĐ, đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ CĐ không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của BCH CĐ cơ sở hoặc BCH CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp người lao động là cán bộ CĐ không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì CĐ có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì CĐ đại diện khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ CĐ; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Trước đó, ngày 20-4, BCH CĐ cơ sở công ty nhận được thông báo về việc công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với 4 cán bộ CĐ không chuyên trách gồm 2 phó chủ tịch và 2 ủy viên BCH CĐ. Đây đều là những người lao động gắn bó lâu năm với công ty (từ 10 năm trở lên). Nguyên nhân được công ty đưa ra là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công ty gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất.
Bình luận (0)