xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để người lao động lung lay niềm tin

An Chi

(NLĐO) – Theo nhiều bạn đọc, giảm số năm đóng BHXH thì phải giảm tuổi nghỉ hưu mới đảm bảo an sinh xã hội.

Trong Dự thảo BHXH sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu

Liên quan đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết "Đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít" nhằm phân tích những bất cập của Luật BHXH, tập trung vào các vấn đề tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu. Một bạn đọc tên Bình bày tỏ: "Các ý kiến đã chỉ rõ những điều bất cập, không công bằng với người lao động cũng như nguyên nhân người lao động rút BHXH 1 lần đã rõ từ khi dự thảo đưa vào áp dụng. Ở bài viết này, tôi tâm đắc thêm trừ 2% nghỉ trước tuổi đối với Lao động ngoài nhà nước trong khi đó ở trong nhà nước lại không bị trừ khi nghỉ trước tuổi. Thật không công bằng".

Đừng để người lao động lung lay niềm tin - Ảnh 1.

Bạn đọc Phạm Hoàng Hải nêu ví dụ: "Giả sử tôi làm tư nhân từ khi ra trường, hơn 10 năm đầu trung bình lương BHXH ở mức 4 triệu, sau đó chuyển qua công ty khác khai báo lương đúng thực nhận nên đóng BHXH ở mức cao nhất. Được vài năm và hiện tôi sắp 40 tuổi, và giờ tôi có 2 giải pháp 1. Nghỉ 1 năm để rút 1 lần. Sau đó đi làm và đóng lại BHXH ở mức cao nhất từ giờ tới khi đủ tuổi hưu và chấp nhận lãnh đâu đó 45% của mức cao nhất. 2.Tiếp tục đóng BHXH cho tới khi nghỉ hưu, giả định mức đóng cũng luôn ở mức cao nhất. Sau đó nghỉ hưu với mức 75% của trung bình cho tất cả các năm từ trước tới giờ. Theo mọi người, giải pháp nào sẽ giúp tôi có được mức lương hưu cao hơn?".

Bạn đọc Phạm Xuân Thư góp ý: "Theo tôi nam nữ đều 60 tuổi nghỉ hưu, trừ lao động nặng, biên giới hải đảo, sức khỏe cho về sớm hơn nhưng phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu". Theo bạn đọc Lê Văn Sinh, giảm số năm đóng BHXH thì phải giảm tuổi nghỉ hưu mới đảm bảo an sinh xã hội, mới công bằng đối với người lao động nặng nhọc, độc hại. Chẳng hạn đóng đủ 15 năm BHXH và đủ 50 tuổi đối nữ và 55 tuổi đối với nam là được nghỉ để hưởng hưu.

Sát sườn hơn, bạn đọc Đỗ Văn Bích cho rằng cần thay đổi ngay cách tính lương hưu theo nguyên tắc cùng mức đóng BHXH thì chế độ lương hưu của khối ngoài Nhà nước phải tốt hơn hoặc ít nhất phải bằng khối hưởng lương nhà nước chứ không thể thấp hơn quá nhiều như hiện nay vì khối lao động này đang đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Theo bạn đọc này, một thực tế mà ai cũng biết là việc làm trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn bấp bênh và nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, do vậy cần phải cho người lao động được lựa chọn phương án nghỉ hưu sớm khi họ không thể tìm được việc mới, không thể tiếp tục tham gia đóng BHXH. Theo đó xây dựng chính sách lương hưu được hưởng theo bậc thang thời gian xin nghỉ hưu sớm nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa mức đóng và mức hưởng. Việc bỏ rơi người lao động trong khoảng trống quá dài trong thời gian chờ đến tuổi hưu cứng nhắc như hiện nay sẽ phát sinh rất nhiều hệ lụy tiêu cực trong vấn đề an sinh xã hội.

Bạn đọc Khổng Thị Anh góp ý: "Nhìn chung nếu muốn người lao động không rút BHXH một lần thì phải đưa ra hình thức có lợi khi nghỉ hưu. Đa số người rút BHXH một lần là những người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, cách tính hưởng lương hưu cho các đối tượng này ở thời điểm hiện tại quá bất lợi cho họ nên họ sẽ không muốn chờ đến nghỉ hưu.

Đừng để người lao động lung lay niềm tin - Ảnh 3.

Một bạn đọc tên Nguyễn chua chát nói: "Tôi đã 60 tuổi, đã đóng 22 năm BHXH theo luật mới phải 1 năm nữa tôi sẽ về hưu nhưng tôi không muốn nghỉ làm việc và không muốn về hưu vì tôi biết cái "lương hưu" đó chi đủ mua gạo muối và bệnh thì không có tiền mua thuốc ngoài danh mục. Do vậy, hãy để cho người lao động quyết định tuổi hưu sau khi đóng đủ 15 hoặc 20 năm trở, chẳng hạn nữ từ 50 và nam là 55.

Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng hiến kế: "Nên quy định số năm đóng BHXH tối thiểu là 20 năm với điều kiện tuổi tối thiểu theo tính chất lao động, ít nhất là 55 tuổi đối với lao động nặng nhọc… để được hưởng lương hưu, đóng càng cao thì mức hưởng càng lớn và không trừ % so với tuổi nghỉ hưu quy định trong Bộ luật Lao động.

Lê Thái Sơn góp ý: "Lấy 15 năm đóng BHXH chắc chắn sẽ là chủ yếu người lao động ngoài nhà nước. Bởi các đơn vị hành chính sự nghiệp, công chức nhà nước không đơn vị nào tuyển dụng người lao động làm nhân viên sau tuổi 45-47. Nếu có tuyển dụng thì là những nhân sự cấp cao...con số rất rất nhỏ. Riêng doanh nghiệp ngoài nhà nước thì cũng chắc chắn một điều họ không thể nào tuyển dụng người lao động sau cái tuổi ấy. Nếu không phải là người đặc biệt họ thiếu và cần. Nên luật BHXH sửa đổi hạ 15-10 năm chỉ phù hợp với một số rất rất ít người. Và như vậy càng vô tình làm cho NLĐ tay chân trong các DN FDI và tư nhân càng lung lay niềm tin. Bạn tôi làm cán bộ công đoàn ở một công ty may mặc với gần 1.000 lao động, gần 90% lao động được hỏi nói không với lương hưu. Bởi hiện tại công ty đang lay lắt cầm cự không biết phá sản ngày nào
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo