xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng hứa rồi quên!

Bài và ảnh: KHÁNH LÊ

Những gì đã thỏa thuận, cam kết với người lao động, doanh nghiệp cần tuân thủ để tránh gây bất ổn quan hệ lao động

Tại cuộc họp giải quyết kiến nghị của tập thể tài xế mới đây, khi được các cơ quan chức năng chỉ ra những sai sót trong thực hiện chính sách, ông Hoàng Gia Lộc, giám đốc doanh nghiệp (DN) vận tải ở một huyện ngoại thành, thừa nhận: “Kiến nghị của anh em đã được phòng nhân sự và Công đoàn (CĐ) gửi đến ban giám đốc cách đây vài tháng. Thế nhưng, do tôi nhiều việc quá nên... quên, do vậy mới xảy ra sự thể thế này. Đây là bài học cho DN trong công tác quản lý”.

Cam kết nhưng không thực hiện

Nguyên nhân vụ ngừng việc xuất phát từ chuyện công ty chưa thực hiện đầy đủ cam kết về phúc lợi với tập thể tài xế khi tuyển họ vào làm việc. Thời điểm mới đi vào hoạt động, để thu hút tài xế có kinh nghiệm, ngoài cam kết về chính sách, công ty còn hứa sẽ thưởng cho tài xế bảo quản xe tốt, ít để xảy ra tai nạn, cộng thêm khoản hỗ trợ tiền nhà trọ 200.000 đồng/tháng. Các khoản thưởng và hỗ trợ này được trả thẳng vào thu nhập hằng tháng.

Công nhân Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, TP HCM) đề đạt nguyện vọng tại một buổi đối thoại do Công đoàn  và doanh nghiệp tổ chức
Công nhân Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, TP HCM) đề đạt nguyện vọng tại một buổi đối thoại do Công đoàn và doanh nghiệp tổ chức

Được động viên, trong 2 tháng đầu, phần lớn tài xế đều làm việc có trách nhiệm. Nhờ vậy, công ty tạo dựng được uy tín với khách hàng, doanh thu cũng tăng lên. Tuy nhiên, đến kỳ lĩnh lương, do bảng lương không thể hiện 3 khoản này nên số đông tài xế phản ứng.

Dù phòng nhân sự và CĐ nhắc nhở, giám đốc công ty chỉ ậm ừ cho qua. Nghĩ rằng giám đốc thất tín, gần chục tài xế lãn công khiến hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Ghi nhận ý kiến phản ánh của tài xế, các cơ quan chức năng khẳng định lỗi thuộc về giám đốc.

Còn tại Công ty W. (100% vốn nước ngoài; quận 7, TP HCM), nguyên nhân ngừng việc cũng vì lãnh đạo DN không thực hiện đúng thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể. Theo thỏa thuận, tiền thưởng năng suất cuối năm của người lao động (NLĐ) được hưởng theo hệ số 1,5, mức nâng lương định kỳ là 7%/năm. Thế nhưng cuối năm, công ty đột ngột giảm 0,5% khoản thưởng năng suất, riêng khoản nâng lương định kỳ chỉ còn 5%. Bức xúc, công nhân (CN) phản ứng, ngừng việc.

Chủ động rà soát, chấn chỉnh

Theo khảo sát nguyên nhân 39 vụ ngừng việc xảy ra tại TP HCM từ đầu năm đến nay, có rất nhiều vụ do người sử dụng lao động cố tình “quên” thực hiện nghĩa vụ với NLĐ. Đáng nói, đó là những cam kết liên quan mật thiết đến quyền lợi NLĐ như hợp đồng lao động, phép năm, trợ cấp thôi việc, trích nộp BHXH, BHYT…

Ông Võ Văn Hùng, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH Hansae Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc; huyện Củ Chi, TP HCM), chia sẻ kinh nghiệm sau những va vấp trong điều hành, quản lý: Khi xảy ra sự việc, ban giám đốc chủ động cùng CĐ rà soát việc thực hiện chính sách để chấn chỉnh. Trong những lần tổ chức hội nghị NLĐ, ban giám đốc và CĐ cùng phối hợp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các cam kết, nếu phát hiện sai sót thì lập tức điều chỉnh. “Thờ ơ và bỏ qua những cái tưởng chừng vụn vặt, chắc chắn DN sẽ phải trả giá” - ông Hùng đúc kết.

Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Huy Cường, Chủ tịch CĐ Công ty Mach Knit Vina (100% vốn Hàn Quốc; huyện Bình Chánh, TP HCM), cho biết CĐ cơ sở phải thực hiện tốt việc giám sát thực hiện chính sách, kịp thời phát hiện những thiếu sót, kiến nghị DN điều chỉnh, sửa đổi. Ngoài ra, CN có thể trực tiếp phản ánh nguyện vọng qua hộp thư góp ý. Hằng tuần, CĐ và ban giám đốc sẽ xem xét giải quyết. Sự chủ động của CĐ cơ sở và thiện chí của DN đã giúp công ty hóa giải căn cơ bức xúc của CN, giúp ổn định quan hệ lao động.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Giám đốc Công ty Quốc Thắng (quận Thủ Đức, TP HCM):

Không có chuyện nào là “chuyện nhỏ”

Ông bà ta có câu “Cái sảy nảy cái ung”, nếu xử lý không khéo, chuyện nhỏ hóa to, đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đám cháy lớn. Từ kinh nghiệm tại DN, tôi thấy trong quản lý không có chuyện nào là “chuyện nhỏ”.

Trong hoạt động của một DN, có rất nhiều việc phải làm nhưng giám đốc không có trăm tay ngàn mắt để thấy hết, hiểu hết và giải quyết hết mọi việc. Do vậy, phải mạnh dạn giao việc, giao quyền cho cán bộ quản lý các bộ phận. Đây là cấp quản lý gần NLĐ nhất, có thể phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, bức xúc ngay từ lúc mới manh nha.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo