xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời nói gió bay!

Bài và ảnh: HƯƠNG HUYỀN

Một số người lao động phải chịu thiệt thòi khi quá tin tưởng vào lời nói suông của doanh nghiệp

Trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng quận 12, TP HCM mới đây, chị Nguyễn Thị Thắm, công nhân (CN) Công ty K.M (quận 12), cho biết: “Khi làm thủ tục sang nhượng, giám đốc K.M đồng ý tiếp nhận một số CN của công ty cũ, trong đó có tôi, vào làm việc. Lúc đó, giám đốc cũng biết rõ tôi đang mang thai gần 3 tháng nhưng vẫn hứa sau thời gian thử việc sẽ ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) và tham gia BHXH cho chúng tôi. Thế nhưng sau đó, khi bộ phận nhân sự trình ký bản HĐLĐ của tôi thì giám đốc xé luôn, lý do là không ký với người đang mang thai”.

Nói rồi quên

Theo chị Thắm, thời điểm mới chuyển giao, công ty còn thiếu người. Bộ phận lên định mức nguyên phụ liệu của Thắm chỉ có 2 người nên dù đang mang thai, sức khỏe yếu, chị vẫn tích cực làm việc không quản ngày đêm. Thế nhưng, sau 5 tháng làm việc và cận kề ngày sinh nở, chị vẫn chưa được ký HĐLĐ, không được tham gia BHXH, BHYT nên có nguy cơ không được hưởng chế độ thai sản.

 

Công nhân một công ty ở quận 12, TP HCM ngừng việc, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện lời hứa ký  hợp đồng, tham gia BHXH cho người lao động
Công nhân một công ty ở quận 12, TP HCM ngừng việc, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện lời hứa ký hợp đồng, tham gia BHXH cho người lao động

 

Làm việc với cơ quan chức năng quận 12, bà Trần Thị Liên, Giám đốc Công ty K.M, lý sự: “Các anh chị cứ đi hỏi thử xem trong thành phố này có mấy công ty chịu ký HĐLĐ với người đang mang thai? Tôi dám khẳng định rằng không phải riêng chúng tôi mà bất cứ công ty nào cũng làm như vậy”. Lý lẽ ấy đã bị đại diện cơ quan chức năng quận 12 bác bỏ: “Nếu không có ý định ký HĐLĐ với CN nữ đang mang thai thì sao không từ chối ngay từ đầu? Đã sử dụng họ thì phải ký HĐLĐ và tham gia bảo hiểm đầy đủ theo luật định. Hơn nữa, vào thời điểm này, dù có ký HĐLĐ hay không thì giữa 2 bên đã xác lập quan hệ lao động, công ty buộc phải tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho chị Thắm”.

Trước phản ứng quyết liệt của cơ quan chức năng, giám đốc Công ty K.M mới miễn cưỡng nhượng bộ. Cũng gặp phải tình huống sếp “nói vậy mà không phải vậy” nhưng chị Nguyễn Ngọc Như, nhân viên kế toán Công ty A.L (quận Bình Thạnh, TP HCM), không gặp may như chị Thắm. Cuối tháng 5-2014, lấy lý do chị Như nhập lô hàng dầu ăn theo lệnh của phó giám đốc (cũng là con gái của giám đốc) mà chưa thông qua ý kiến của mình, bà T., giám đốc công ty, đã mắng chửi và đuổi việc chị. Cho rằng bị sa thải trái pháp luật, chị Như kiện ra tòa.

Tại buổi hòa giải của TAND quận Bình Thạnh mới đây, đại diện Công ty A.L phủ nhận toàn bộ sự việc và cho rằng chị Như tự ý bỏ việc bởi công ty chưa ra bất cứ thông báo hay quyết định sa thải nào! “Vì quá bức xúc và tự ái khi bị giám đốc chửi mắng, xua đuổi trước mặt mọi người nên tôi không đến công ty làm việc nữa. Trước giờ, giám đốc chỉ ra lệnh miệng và tất cả nhân viên phải chấp hành. Vì vậy, tôi chủ quan, không yêu cầu phải có văn bản” - chị Như giải thích.

Sơ sẩy là thiệt thòi

Tình trạng người lao động bị thiệt thòi quyền lợi vì sếp “nói rồi quên” diễn ra rất phổ biến. Nguyên nhân một phần là do người lao động thiếu am hiểu pháp luật, chủ quan nhưng một phần cũng vì họ quá tin tưởng sếp. Trường hợp của chị Lê Châu, nhân viên nhân sự Công ty TNHH L.P (quận 11, TP HCM), là một ví dụ.

Ngày 15-12-2014, do môi trường làm việc không phù hợp, chị Châu xin nghỉ. Ngày 14-1-2015, chị được bà Nguyễn Ngọc Hằng, trợ lý giám đốc, thông báo công ty cho nghỉ việc sớm vào ngày 17-1. Theo lệnh giám đốc, bà Hằng cùng một số nhân viên kế toán, nhân sự lấy toàn bộ dữ liệu, chứng từ, hồ sơ mà Châu đang phụ trách và hứa khi nào chị soạn thảo xong biên bản bàn giao thì họ sẽ ký vào. Tin lời, chị Châu cùng nhân viên IT cẩn thận kiểm tra tất cả dữ liệu lưu trữ trong máy tính và tiến hành khóa máy tính bằng mật mã mới, đồng thời soạn thảo biên bản bàn giao dài 11 trang gửi giám đốc.

Thế nhưng, kể từ ngày nghỉ việc, chị Châu không hề nhận được phản hồi nào liên quan đến chuyện bàn giao. Đến kỳ lương, Châu tới nhận lương tháng 1-2015 và tiền phép năm 2014 thì công ty không thanh toán với lý do chị chưa hoàn tất việc bàn giao bởi biên bản chưa được ký. Chưa hết, công ty còn đổ lỗi và buộc chị bồi thường vì đã làm mất một số tài liệu quan trọng.

“Chỉ vì quá chủ quan và tin tưởng nhầm người nên tôi phải chịu thua thiệt” - chị Châu bức xúc.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo