Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Việt Nam với cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chất lượng lao động còn thấp, chỉ khoảng 22% lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ; 38% lao động làm việc trái ngành nghề đào tạo. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong các ngành kinh tế khi tiến hành đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh đang gặp khó khăn khi phải giải bài toán về nguồn nhân lực.
Công tác đào tạo nghề cho người lao động phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp
Góp ý tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, tự thân NLĐ phải nâng cao kiến thức và rèn giũa thêm khả năng thực hành. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cần phải có những bước đột phá mạnh mẽ, gắn việc huấn luyện kỹ năng nghề cho NLĐ với nhu cầu của DN. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cần phải được bổ sung kiến thức, kỹ năng thực hành thông qua việc yêu cầu DN hỗ trợ, đến hiện trường tham gia thao tác thực hành nhưng với vai trò là người nghiên cứu học thuật, nắm bắt nguyên lý, tận dụng thiết bị của DN để hỗ trợ nghiên cứu và sáng tạo...
Bình luận (0)