Cụ thể, trong quý III/2019, cơ quan này sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam... tiếp nhận, thu thập thông tin từ dư luận, các phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân... để làm cơ sở điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (NLĐ). Đặc biệt trong quý IV, cơ quan này kiểm tra tình hình chung về việc thi hành chính sách pháp luật cho NLĐ tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Khánh Hòa và kiểm tra đột xuất một số địa phương khác. Qua đó, kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này cho NLĐ.
Đảm bảo quyền thụ hưởng BHXH, BHYT là trách nhiệm của người sử dụng lao động
Trong năm 2018, toàn ngành BHXH đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 22.364 đơn vị, trong đó thanh tra chuyên ngành đóng tại 8.007 đơn vị; kiểm tra tại 9.240 đơn vị. Qua đó đã phát hiện 44.460 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHTN, BHYT nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian. Ngành BHXH đã ban hành 970 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN với tổng số tiền phạt hơn 34,36 tỉ đồng.
Bình luận (0)