xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ vướng cho doanh nghiệp

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Các buổi tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo quận và các doanh nghiệp là cơ hội để hai bên cùng lắng nghe, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

"Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN)" là một trong những chương trình để lại dấu ấn rõ nét được các cấp Công đoàn (CĐ) TP HCM triển khai thực hiện trong Tháng Công nhân (CN). Thông qua các buổi tiếp xúc, đối thoại thẳng thắn, cởi mở giữa lãnh đạo địa phương với đại diện các DN, hàng loạt khó khăn của người sử dụng lao động được giải quyết căn cơ.

Lắng nghe và chia sẻ

Có thể thấy được không khí ấy tại buổi tiếp xúc giữa đại diện các DN với lãnh đạo quận 3, TP HCM mới đây.

Gỡ vướng cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đại diện các doanh nghiệp tại quận Tân Bình, TP HCM đóng góp ý kiến tại chương trình gặp gỡ với lãnh đạo quận

Chị Trần Thị Hồng Cẩm, đại diện Công ty TNHH Thời trang nón Sơn, phản ánh: "DN có nhiều cửa hàng đóng trên nhiều địa bàn khác nhau. Riêng tại địa bàn quận 3, chúng tôi có 3 cửa hàng. Mới đây, chúng tôi nhận cùng lúc 3 quyết định kiểm tra của Phòng Kinh tế quận với cùng một nội dung, hồ sơ, sổ sách phải chuẩn bị như nhau. Điều này làm DN cảm thấy rất phiền hà và mất thời gian". Ghi nhận bức xúc của Công ty TNHH Thời trang nón Sơn, đại diện Phòng Kinh tế quận cho biết theo quy định, việc kiểm tra DN không quá một lần/năm, trừ những DN có dấu hiệu vi phạm. Phòng sẽ rà soát lại hồ sơ kiểm tra của công ty để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh gây phiền toái cho DN.

Từ khó khăn trong thời gian gần đây của DN, bà Phạm Thị Hợp, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH May và In Hoàng Tấn, bày tỏ: "DN không thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, do vậy không thể trích nộp kinh phí CĐ, hoạt động CĐ cầm chừng. Chúng tôi mong CĐ cấp trên xem xét, hỗ trợ cho các hoạt động tại cơ sở". Tiếp thu ý kiến này, ông Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, hứa sẽ xem xét, hỗ trợ để các CĐ cơ sở gặp khó khăn duy trì hoạt động.

Đề cập tiêu chí "để đạt chuẩn DN văn hóa thì không có người vướng vào các tệ nạn xã hội", bà Nguyễn Thị Hường, Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Nguyễn Hồng, cho rằng đây là hành vi phân biệt đối xử. "Với tình hình hiện nay, người sau cai nghiện, người bị nhiễm HIV/AIDS rất khó xin việc làm. Nay thêm điều kiện này thì cơ hội có việc làm của họ càng bị thu hẹp. Điều này đi ngược lại với chủ trương phòng chống HIV/AIDS. Vì thế, tôi đề nghị lãnh đạo quận nên xem xét và cân nhắc các tiêu chí cho phù hợp" - bà Hường góp ý. Ghi nhận ý kiến này, ông Nguyễn Văn Trãi, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận 3, cho biết tổ chức CĐ quận sẽ xem xét để điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Đối thoại phải linh hoạt, thực chất

Tại hội nghị "Vai trò, trách nhiệm của chủ DN trong việc tổ chức hội nghị người lao động (NLĐ) và hội nghị đối thoại" do LĐLĐ quận Tân Bình, TP HCM tổ chức mới đây, vấn đề được nhiều chủ DN đặc biệt quan tâm là quy định tổ chức hội nghị NLĐ và đối thoại định kỳ.

Từ thực tiễn tại DN, ông Võ Hùng Tiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, cho rằng quy định đối thoại 3 tháng/lần gây khó cho DN do đặc thù của đơn vị sản xuất - kinh doanh, khó tập trung được đông đủ NLĐ. Chưa hết, ở các DN nhỏ dưới 10 lao động, việc tổ chức đối thoại còn mang tính hình thức, không thể hiện được đầy đủ yêu cầu được quy định trong Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Qua đó, một số chủ DN kiến nghị giãn thời gian tổ chức đối thoại thành 6 tháng hoặc một năm/lần.

Đồng quan điểm này, ông Dejan Daniel Dukaric, Giám đốc Công ty TNHH Adnovum Việt Nam, đề xuất: "Việc tổ chức hội nghị NLĐ và đối thoại cần phải phù hợp với tình hình tại đơn vị. Theo tôi, chỉ khi nào có những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi NLĐ thì mới tổ chức hội nghị đối thoại nhằm bảo đảm yêu cầu sản xuất - kinh doanh tại đơn vị. Việc tổ chức đối thoại không tổ chức theo kiểu đến hẹn lại lên, gây lãng phí thời gian của cả DN và NLĐ".

Trao đổi với các chủ DN tại hội nghị, bà Phạm Thị Út, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tân Bình, cho rằng việc đối thoại không cản trở sự phát triển của DN, ngược lại nếu làm tốt sẽ thúc đẩy DN phát triển. Do đó, với vai trò là cầu nối giữa người sử dụng lao động và NLĐ, mỗi cán bộ CĐ cần khéo léo lựa chọn nội dung đối thoại phù hợp, tùy vào tình hình thực tế của đơn vị và hài hòa lợi ích đôi bên. Lãnh đạo Quận ủy lưu ý LĐLĐ quận cùng với cấp ủy 15 phường tăng cường phối hợp vận động, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đặc biệt những quy định liên quan mật thiết đến người sử dụng lao động và NLĐ. Đồng thời, có giải pháp thiết thực để hỗ trợ DN phát triển bền vững, góp phần đưa quận Tân Bình ngày một phát triển. 

Các buổi đối thoại do CĐ cấp trên tổ chức là cơ hội để lãnh đạo các địa phương hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các DN, từ đó có chính sách hỗ trợ kịp thời. Được tháo gỡ khó khăn, DN sẽ phát triển ổn định và đó cũng là cách ổn định việc làm, đời sống cho NLĐ".

Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo