xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hài hòa lợi ích đôi bên

Bài và ảnh: Mai Chi

Thực tế cho thấy nếu tổ chức tốt hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc thì sẽ hạn chế được tranh chấp lao động

“Năm 2016, tình hình ngừng việc tập thể trên địa bàn TP HCM giảm đáng kể so với trước. Toàn TP xảy ra 54 vụ ngừng việc, giảm 29 vụ so với năm 2015”. Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết đề án “Phát triển quan hệ lao động (QHLĐ) trên địa bàn TP giai đoạn 2014-2020” tổ chức ngày 18-4.

Xây dựng hồ sơ quan hệ lao động

Có được kết quả đó, theo ông Tấn, là nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp như: nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động (NLĐ)… Đáng chú ý nhất là giải pháp chủ động giảm thiểu tranh chấp lao động (TCLĐ) tập thể và đình công. Theo đó, trong thời gian thực hiện đề án, Sở LĐ-TB-XH đã phối hợp cùng UBND 7 quận, huyện thí điểm xây dựng hồ sơ QHLĐ để theo dõi, đánh giá QHLĐ tại các doanh nghiệp (DN) có nguy cơ cao về TCLĐ; từ đó có giải pháp hỗ trợ kịp thời, giảm thiểu TCLĐ. Đến nay đã xây dựng được 120 bộ hồ sơ QHLĐ.

Một vụ tranh chấp lao động tại TP HCM trong năm 2016
Một vụ tranh chấp lao động tại TP HCM trong năm 2016

Là một trong những đơn vị được chọn làm thí điểm, Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) đã thực hiện hồ sơ QHLĐ tại 11 DN đông lao động thuộc các ngành nghề dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, cơ khí. “Sau khi lập hồ sơ, chúng tôi tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin để hướng dẫn DN xử lý kịp thời khi có dấu hiệu tranh chấp, đồng thời hỗ trợ DN tổ chức tốt hội nghị NLĐ. Kết quả là từ khi được lập hồ sơ QHLĐ đến nay tại các DN không xảy ra TCLĐ tập thể dẫn đến ngừng việc” - ông Trần Hạo Trí, Phó trưởng Phòng Quản lý lao động Hepza, cho biết.

Cũng là một trong những đơn vị ổn định QHLĐ nhờ xây dựng hồ sơ QHLĐ, bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây, chia sẻ: Trong các năm 2013-2014, tình hình lao động tại công ty bất ổn, nhiều vụ TCLĐ cá nhân xảy do người sử dụng lao động và NLĐ chưa hiểu nhau. Từ cuối năm 2014, khi được hỗ trợ xây dựng hồ sơ QHLĐ thì tình hình đã được cải thiện rất nhiều. Thông qua thương lượng, DN đã ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều nội dung cao hơn luật như: thưởng sáng kiến, thưởng đột xuất, thưởng lễ Tết, tiền ăn giữa ca… Công ty còn chủ động lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, thông qua quy chế hoạt động và tổ chức hội nghị NLĐ, đối thoại định kỳ hằng quý. Nhờ đó kiến nghị của NLĐ được giải quyết kịp thời, hạn chế TCLĐ.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP, đánh giá cao những kết quả đạt được song nhận định đó chỉ là kết quả bước đầu và chưa vững chắc so với kỳ vọng của TP. “Thực tế cho thấy nếu tổ chức tốt hội nghị NLĐ và đối thoại tại nơi làm việc thì sẽ hạn chế được TCLĐ. Theo báo cáo, hiện số DN tổ chức hội nghị NLĐ mới đạt 62,77% và số DN tổ chức đối thoại định kỳ chỉ đạt 68,51%. Đáng nói, đây chỉ là thống kê trong các DN có tổ chức CĐ, nếu so với số DN thực tế đang hoạt động thì tỉ lệ này rất thấp. Vì vậy, thời gian tới cần có giải pháp quyết liệt hơn để buộc DN phải tổ chức hội nghị NLĐ. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải chỉ là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn như trước nay mọi người lầm tưởng, Công đoàn chỉ đóng vai trò hỗ trợ, phối hợp với DN tổ chức” - bà Thu chỉ rõ.

Để phát huy tối đa hiệu quả của đề án, bà Thu cho rằng cần tập trung một số nội dung trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, trong giải quyết các mối QHLĐ cần công khai, minh bạch, hợp tình hợp lý và bảo đảm hài hòa lợi ích cho cả NLĐ và DN; nắm sát diễn biến tình hình về hội nghị NLĐ, thương lượng thỏa ước lao động tập thể, nhất là các ngành thâm dụng lao động như dệt may, giày da để kịp thời can thiệp khi có sự cố phát sinh. Bên cạnh đó, cán bộ ngành LĐ-TB-XH cần tăng cường đi cơ sở, cập nhật quy định mới để hướng dẫn DN thực hiện, hệ thống hóa các hành vi vi phạm pháp luật của DN để phổ biến trong ngành và tập huấn hướng xử lý cho cán bộ. “Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao đời sống cho NLĐ và rà soát các quy định pháp luật chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, tạo thuận lợi cho DN và NLĐ trong quá trình thực hiện” - bà Thu nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo