Cán bộ chuyên trách LĐLĐ quận 12, TP HCM, tham gia giải quyết tranh chấp lao động
Để ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công không đúng trình tự, thủ tục, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, CĐ cơ sở cần hướng dẫn, tư vấn cho người lao động (NLĐ) về quyền, nghĩa vụ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động; đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT); tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động...
Ngoài việc tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động (NSDLĐ) để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi NLĐ, CĐ cơ sở chủ động kiến nghị với CĐ cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lao động xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động của NLĐ hoặc kiến nghị xử lý NSDLĐ có hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Trách nhiệm của CĐ cấp trên cơ sở là bố trí cán bộ theo dõi thường trực tại các KCX-KCN, các địa bàn quận, huyện có nhiều doanh nghiệp, đông công nhân để nắm bắt tình hình, kịp thời kiến nghị và tham gia giải quyết vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động. LĐLĐ các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động; chỉ đạo CĐ cấp dưới chủ động tham gia với NSDLĐ thương lượng tập thể, ký kết và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT.
Bình luận (0)