Trong đó, mức hỗ trợ của nhà nước đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được đề xuất 2 phương án. Cụ thể, phương án 1: Hỗ trợ là 30% mức đóng đối với hộ nghèo, 25% mức đóng đối với hộ cận nghèo, 10% mức đóng đối với đối tượng khác, dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 37-250 tỉ đồng/năm; phương án 2: Đề xuất nhà nước hỗ trợ là 80% mức đóng đối với hộ nghèo, 70% mức đóng đối với hộ cận nghèo, 30% mức đóng đối với đối tượng khác, dự kiến kinh phí hỗ trợ khoảng 100-700 tỉ đồng/năm. Phương án 1 tương tự như BHXH tự nguyện về hưu trí, tử tuất, không tạo áp lực lớn cho ngân sách nhà nước so với phương án 2, là lựa chọn tối ưu hơn cho ngân sách hiện nay. Tuy nhiên, phương án này sẽ làm giảm đáng kể mức hấp dẫn đối với chính sách này, đặc biệt đối với nhóm lao động thu nhập thấp, không ổn định.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 6 Luật An toàn - vệ sinh lao động, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Bình luận (0)