xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hướng về cơ sở

THANH NGA

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hướng mạnh hoạt động về cơ sở là cách để thu hút đoàn viên

“Các doanh nghiệp (DN) chuyển vào hoạt động trong KCN ngày càng nhiều. Do vậy, hoạt động Công đoàn (CĐ) ở các KCN, nhất là các DN ngoài nhà nước cần đặc biệt chú trọng, trong đó ưu tiên hàng đầu là chăm lo cho công nhân và ổn định quan hệ lao động (QHLĐ)” - ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh tại hội nghị “Về tổ chức và hoạt động CĐ các KCN” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây tại TP HCM.

Kéo giảm tranh chấp lao động

Đánh giá tình hình QHLĐ tại các KCN trên cả nước, Ban QHLĐ Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết với nỗ lực của các cấp CĐ, tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể tại KCN có chuyển biến tích cực. 6 tháng đầu năm 2015, các KCN trên cả nước chỉ xảy ra 91 vụ ngừng việc tập thể, giảm 42 vụ so với cùng kỳ năm trước. “Việc CĐ các KCN hướng mạnh hoạt động về cơ sở, trong đó chú trọng hướng dẫn cơ sở hoạt động đi vào chiều sâu đã góp phần ổn định, hài hòa QHLĐ... Tuy nhiên, năng lực của nhiều CĐ cơ sở còn hạn chế, chưa thương lượng thực trong khi đối thoại còn qua loa; hiện vẫn còn hơn 30% DN chưa ký thỏa ước lao động tập thể” - ông Lê Trọng Sang, Trưởng Ban QHLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhìn nhận.

Ông Huỳnh Tấn Tài (bìa trái), Chủ tịch CĐ Công ty Hong Ik Vina - KCX Tân Thuận (TP HCM), thăm hỏi công nhân Ảnh: HỒNG ĐÀO
Ông Huỳnh Tấn Tài (bìa trái), Chủ tịch CĐ Công ty Hong Ik Vina - KCX Tân Thuận (TP HCM), thăm hỏi công nhân Ảnh: HỒNG ĐÀO

Tại hội nghị, hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong hoạt động CĐ đã được các đại biểu thẳng thắn chỉ ra. Phổ biến nhất là tình trạng nhiều chủ DN ngại ký kết thỏa ước vì sợ ảnh hưởng đến quyền lợi. Ngoài ra, quy định pháp luật thiếu nhất quán, đặc biệt là cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ tuy có nhưng khó áp dụng khiến việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động (NLĐ) chưa đạt yêu cầu. Bà Đinh Thị Thanh Hà, Chủ tịch CĐ các KCN Đà Nẵng, cho biết ở một số nơi, việc thương lượng không được chú trọng nên chủ DN o ép công nhân, điển hình như có DN tìm cách chấm dứt hợp động lao động với những lao động có thâm niên từ 8-10 năm và tuyển lao động mới nhằm giảm tiền đóng BHXH, NLĐ không đồng ý thì bị gây sức ép và cuối cùng phải nghỉ việc.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết sắp tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình tổ chức đối thoại và hội nghị NLĐ trong từng loại hình DN để CĐ cơ sở dễ thực hiện, từ đó làm tốt hơn vai trò đại diện. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thí điểm mô hình “Thư viện Thỏa ước lao động tập thể”, sau khi tổng kết sẽ nhân rộng, CĐ cơ sở có thể tham khảo khi thương lượng. “Việc xây dựng, ký kết thỏa ước hướng đến “4 thật”, gồm đối tác thật, thương lượng thật, nội dung thật và thực hiện thật - thì NLĐ mới được lợi” - ông Chính nói.

Thống nhất quản lý, lãnh đạo

Hàng loạt khó khăn trong tổ chức và hoạt động của CĐ KCN cũng được các đại biểu đề cập, mổ xẻ nhằm tìm giải pháp tháo gỡ, nâng chất hoạt động. “Cả nước có 419 KCN với 8.218 DN sử dụng gần 2,2 triệu lao động. Tính đến ngày 30-6, có 5.155 CĐ cơ sở được thành lập, chiếm tỉ lệ 62,5% so với tổng số DN trong các KCN. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là mô hình tổ chức CĐ các KCN một số nơi còn bị chia cắt, chưa thống nhất, có nơi CĐ KCN trực tiếp quản lý, chỉ đạo toàn bộ nhưng cũng có nơi do CĐ quận - huyện quản lý toàn bộ hoặc một phần... Sự chồng chéo này làm ảnh hưởng nhỏ đến chất lượng hoạt động CĐ cơ sở” - ông Trần Văn Thuật, Trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết.

Ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết KCN có nhiều đơn vị chủ quản nên việc phối hợp, tổ chức các hoạt động CĐ gặp một số khó khăn, nhất là phối hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể. “CĐ cấp trên trực tiếp không đóng ở địa phương nên không giải quyết kịp thời thì CĐ các KCN phải giải quyết. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam nên có quy chế thống nhất về mặt tổ chức để tiện chỉ đạo và điều hành trong hoạt động CĐ tại các KCN” - ông Tiến đề nghị. Vấn đề xác định biên chế cán bộ CĐ tại CĐ KCN cũng là yêu cầu cấp bách. Theo nhiều đại biểu, DN hoạt động tại các KCN ngày càng tăng dẫn đến số lượng lao động, đoàn viên cũng tăng nhanh nhưng biên chế cán bộ CĐ chuyên trách không tăng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, hỗ trợ cơ sở. Do vậy. Tổng LĐLĐ Việt Nam sớm nghiên cứu, phân bổ số lượng cán bộ CĐ chuyên trách theo quy mô, số lượng đoàn viên. Chia sẻ khó khăn CĐ các KCN, ông Trần Thanh Hải lưu ý: “Hiện vẫn còn hơn nửa triệu lao động tại các KCN chưa gia nhập CĐ. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của CĐ KCN là phải đổi mới hoạt động, hướng mạnh về cơ sở để thu hút đoàn viên”.

Ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Tăng cường đi cơ sở

Hiện số DN có đông lao động (từ 30 lao động trở lên) chưa thành lập được tổ chức CĐ và số lao động chưa gia nhập CĐ vẫn còn đáng kể. Vì vậy, thời gian tới, các cấp CĐ cần khẩn trương xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động CĐ với mục tiêu mang lại lợi ích cho NLĐ, đồng thời nhân rộng những mô hình hoạt động hiệu quả. Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ từng bước hoàn thiện Quy chế Tổ chức và hoạt động CĐ KCN theo hướng không hành chính hóa hoạt động CĐ, có như vậy CĐ mới tạo dựng được uy tín với NLĐ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo