xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khấm khá nhờ bồ câu

Bài và ảnh: VĨNH QUYÊN

Nhờ chịu thương chịu khó và siêng năng học hỏi, chị Trương Thị Thùy Nhung thành công với nghề nuôi bồ câu lai Pháp

Đang làm nghề hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thu nhập ổn định gần 10 triệu đồng/tháng, chị Trương Thị Thùy Nhung (34 tuổi, ngụ xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) quyết định về quê lập nghiệp, mở trại nuôi giống bồ câu lai, cho thu nhập lên đến gần 300 triệu đồng mỗi năm. Dù chân ướt chân ráo vào nghề song chị Nhung đã sớm thành danh, trở thành chủ trang trại bồ câu lai Pháp mang tên Lệ Xuân nổi tiếng cả nước chuyên cung cấp bồ câu thịt và con giống từ Nam chí Bắc.

Đứng lên từ thất bại

Chúng tôi rất bất ngờ trước một phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Nhung lại có thể quán xuyến công việc quản lý trang trại rộng hơn 500 m2 với hơn 5.000 con bồ câu giống lai Pháp trên vùng đất cát đầy nắng gió của xã Điện Nam cũ trước kia, nay là xã Điện Nam Bắc. Được hỏi vì sao bỏ ngang công việc hướng dẫn viên có thu nhập ổn định, chị cười: “Làm hướng dẫn viên du lịch thì thu nhập ổn định nhưng mình không chủ động được giờ giấc, ảnh hưởng không ít đến việc chăm sóc gia đình. Biết rằng về quê sẽ làm lại từ đầu nhưng tôi quyết định thử sức mình, biết đâu sẽ gặp may”.

Chị Trương Thị Thùy Nhung thành công với nghề nuôi bồ câu lai Pháp
Chị Trương Thị Thùy Nhung thành công với nghề nuôi bồ câu lai Pháp

Sau nhiều lần đắn đo, năm 2009, Nhung xin nghỉ việc và cùng chồng trở về quê lập nghiệp. Với chút vốn liếng tích lũy được, chị cùng người bạn đời mạo hiểm với nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau như nuôi chim trĩ, rắn mối, gà chọi… nhưng liên tiếp gặp thất bại. Thiếu kinh nghiệm chăm sóc cùng với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt nên lần lượt các con giống chết dần, có lúc vợ chồng chị trắng tay. Trong một lần về thăm nhà, thấy mẹ ruột thành công với nghề nuôi bồ câu lai Pháp, lợi nhuận cũng khá, chị xin giống về nuôi. Ngoài con giống, chị được mẹ tận tình hướng dẫn thêm kỹ thuật chăm sóc, nhất là cách phòng bệnh. Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước, chị thử nghiệm nuôi bồ câu trên diện tích chuồng trại khá khiêm tốn, vỏn vẹn 50 m2. Dù kinh nghiệm nuôi chưa nhiều nhưng do khí hậu vùng quê phù hợp, cùng với việc kết hợp thức ăn đa dạng nên đàn bồ câu thích nghi nhanh chóng.

Chăm sóc khoa học

Tham quan trang trại bồ câu của chị, chúng tôi rất ấn tượng với hệ thống chuồng trại được xây dựng và bố trí hết sức khoa học, bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là đàn bồ câu khỏe mạnh. Cẩn thận xếp những quả trứng để bồ câu mẹ ấp, chị quay sang giải thích: “Nuôi bồ câu đẻ như chăm con mọn. Từ khâu ấp trứng đến việc cho ăn đòi hỏi người nuôi phải chịu khó, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con giống, nhất là chất lượng thịt”.

Am hiểu địa lý và chịu khó tìm ra cách nuôi phù hợp là bí quyết giúp nữ chủ trại này thành công. Chị Nhung cho biết bồ câu lai có khả năng miễn dịch cao, ít mắc bệnh nhưng không vì thế mà người nuôi chủ quan. Khí hậu ở miền Trung vốn khắc nghiệt, do vậy hệ thống chuồng trại được chị thiết kế hết sức thông thoáng, phù hợp với thói quen sinh hoạt của bồ câu. Để phòng ngừa dịch bệnh, việc bảo đảm vệ sinh chuồng trại luôn được chị ưu tiên hàng đầu bằng việc phun thuốc khử trùng thường xuyên. Việc ưu tiên lựa chọn con cái và con đực khỏe mạnh đã giúp trang trại luôn có nguồn con giống tốt. Chịu khó học tập kinh nghiệm nuôi từ chính mẹ ruột, ngoài thức ăn chính là gạo, thóc, thỉnh thoảng chị linh hoạt bổ sung cám cho bồ câu ăn. Được chăm sóc tốt, đàn bồ câu giống và bồ câu thịt ở trang trại phát triển khỏe mạnh. “Trung bình 1 năm mỗi cặp đẻ 8 đến 10 lứa, tuổi sinh sản kéo dài từ 4 đến 5 năm nên khả năng thu hồi vốn nhanh” - chị cho biết thêm. Đối với bồ câu lai Pháp lấy thịt, nuôi được 18-20 ngày tuổi là có thể xuất bán với giá từ 70.000- 80.000 đồng/cặp. Bồ câu giống có giá bán từ 160.000-200.000 đồng/cặp.

Thịt bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu thị trường rất lớn. Mỗi tháng trang trại của chị Nhung xuất đều đặn gần 2.000 cặp (trong đó khoảng 1/3 là bồ câu giống), thu về 23 triệu đồng. Bà con nghèo trong vùng có nhu cầu làm kinh tế phụ gia đình được chị sẵn lòng cung cấp giống và tận tình truyền đạt kinh nghiệm nuôi. 

Từ khi gắn bó với nghề nuôi bồ câu, tôi chủ động được giờ giấc làm việc và sắp xếp được thời gian chăm sóc cho mái ấm của mình. Nuôi bồ câu mang lại thu nhập ổn định nên chắc chắn tôi sẽ theo nghề lâu dài” - chị Nhung thổ lộ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo