xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không bệnh vẫn đi khám!

Ngọc Dung - Trường Hoàng

Việc thông tuyến khám chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhưng cũng tạo kẻ hở để chính sách bị lợi dụng

Sau 4 tháng thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh (KCB), người có thẻ BHYT đã thuận lợi hơn trong việc KCB. Thế nhưng, quy định này lại làm phát sinh nhiều “rắc rối” như lượt KCB ở bệnh viện (BV) tư tăng đột biến; cảnh đìu hiu ở tuyến xã, quá tải ở BV huyện và tình trạng lạm dụng quỹ BHYT.

Tung chiêu “hút” bệnh nhân

BHXH Việt Nam cho biết theo báo cáo từ các địa phương tại vùng “tam giác” giữa 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng Nai đã xuất hiện các chuyến xe liên tỉnh chất lượng cao của một số BV, phòng khám tư để hút khách. Thời gian đầu, các chuyến xe này trương biển “du lịch khám bệnh” nhưng sau đó lại chuyển sang hình thức miễn phí vé xe với hành khách có thẻ BHYT. Với chiêu trò này, nhân viên nhà xe sẽ lôi kéo người dân có thẻ BHYT đi KCB miễn phí. Tại các BV tư đó, họ không phải đồng chi trả BHYT mà còn được tặng quà lưu niệm, được mời nước uống và tham quan BV. Nhiều người dân thấy vui, thấy hay nên sẵn sàng rút thẻ BHYT để KCB dù vẫn khỏe mạnh. Ngoài các chiêu trò này, nhiều BV đã xin “xuống hạng” từ hạng 2 xuống hạng 3 (tương tương với BV tuyến huyện) để được hút bệnh nhân thông tuyến.

Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), số lượt KCB tháng 1, tháng 2-2016 ở các BV, phòng khám tư tăng từ 30% đến hơn 200% so với cùng kỳ năm 2015. Đơn cử Hà Nội tăng 34%, An Giang tăng hơn 100%. Cá biệt, một BV chuyên khoa mắt ở Nghệ An tăng 500%, Phòng khám Quang Trung (tỉnh Quảng Trị) tăng 339%... Trong khi đó, số lượt KCB ở tuyến xã giảm chung 3,9%; một số tỉnh giảm mạnh như Quảng Nam, Sóc Trăng.


Khám chữa bệnh BHYT ngày càng thu hút đông đảo người dân. Ảnh: TẤN THẠNH

Khám chữa bệnh BHYT ngày càng thu hút đông đảo người dân. Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Sơn cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên là do từ ngày 1-1-2016, người dân đăng ký KCB ban đầu ở trạm y tế xã, phòng khám đa khoa tư nhân hay BV huyện thì được đi khám ở bất cứ cơ sở nào tương đương trên địa bàn tỉnh và đều được thanh toán BHYT như đi khám đúng tuyến. Ngoài ra, người dân đăng ký KCB ban đầu ở tuyến tỉnh, trung ương được “thông tuyến” với các BV huyện trên toàn quốc. Việc mở rộng quyền lợi cho người có thẻ BHYT nhằm tạo điều kiện cho người dân thêm cơ hội lựa chọn các cơ sở KCB có chất lượng tốt hơn.

Thiếu công cụ quản lý quỹ BHYT

Để thu hút bệnh nhân, thời gian qua, nhiều BV đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, triển khai kỹ thuật cao, thay đổi thái độ phục vụ, giảm phiền hà về thủ tục hành chính... Tuy nhiên, theo nhiều lãnh đạo BV, quy định này cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ sở KCB tuyến huyện. Thực tế, không phải BV nào cũng có kinh phí, điều kiện đầu tư đúng mức về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để có được chất lượng KCB mà người dân mong muốn.

Quy định thông tuyến tạo điều kiện thuận tiện cho người bệnh nhưng điều lo lắng nhất hiện nay là việc lạm dụng KCB. Với những địa phương có số lượt KCB tăng bất thường trong những tháng đầu năm 2016, BHXH Việt Nam đã yêu cầu BHXH tỉnh phải làm rõ. Nếu phát hiện các trường hợp vượt tuyến không hợp lý sẽ không thanh toán.

“Đã từng có chuyện ở một xã kia, bà con đi chợ buổi sáng tiện đường vào trạm y tế khám bệnh, mỗi tuần vài lần chỉ để lấy thuốc dù chẳng có bệnh tật gì. Thậm chí, một số người dân sau khi khám, lấy thuốc ở cơ sở y tế này nhưng chưa dùng hết đã bỏ và đến khám, lấy thuốc ở cơ sở y tế khác. Với quy định thông tuyến huyện cũng không loại trừ bà con tranh thủ sang cả xã bên cạnh khám bệnh lấy thuốc mà không ai kiểm soát. Hiện nay, do chưa có phần mềm quản lý bệnh nhân BHYT thông suốt giữa các cơ sở y tế tuyến huyện nên không thể biết được người bệnh KCB nhiều lần trong ngày, trong tuần tại các cơ sở KCB khác nhau. Việc người dân lạm dụng quỹ cũng chính là lạm dụng túi tiền chung mà mọi người đóng góp cho quỹ BHYT” - ông Sơn băn khoăn.

Liên kết các cơ sở KCB để phát hiện gian lận

Theo bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, tại TP HCM không có biến động nhiều vì nơi KCB ban đầu khá phù hợp với điều kiện của người dân. Chỉ có thay đổi là người dân ít đến trạm y tế xã, phường. BHXH TP HCM và Sở Y tế TP cũng đang theo dõi việc thông tuyến KCB. Cạnh đó, các cơ sở KCB tại TP HCM có liên kết với nhau nên nếu có lợi dụng sẽ phát hiện và ngăn chặn ngay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo