Theo ông Chang-hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, di cư lao động không qua các kênh hợp thức khiến người lao động (NLĐ) di cư có nguy cơ bị bóc lột lao động, hạn chế khả năng tiếp cận hỗ trợ và công lý khi ở nước ngoài. Một nghiên cứu gần đây của ILO và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho thấy NLĐ có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh nào. Giám đốc ILO tại Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo đảm di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng; đồng thời khẳng định cam kết hỗ trợ việc quản trị vấn đề lao động di cư dựa trên quyền. "Khi quyền của lao động di cư được tôn trọng và hành trình di cư của họ được an toàn, bản thân họ, gia đình và cả xã hội có thể được hưởng lợi từ nguồn kiều hối gửi về cũng như nâng cao được kỹ năng tay nghề" - ông Chang-hee Lee khẳng định.
ILO tại Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo đảm di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng
Việt Nam gần đây ghi nhận số lượng người dân ra nước ngoài làm việc gia tăng. Riêng trong năm 2019, hơn 142.000 NLĐ đã xuất cảnh đi làm việc theo hợp đồng. Theo ước tính của Chính phủ, NLĐ gửi về nhà 2,5-3 tỉ USD/năm. Ngoài ra, các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng đối với luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và châu Âu.
Bình luận (0)