xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát cho Công đoàn

Tin-ảnh: T.Nga

(NLĐO)- Việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn nâng cao vai trò, vị thế và bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên – lao động

Chiều 4-8, tại TP HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức hội thảo Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành TP HCM, Công đoàn Cao su Việt Nam, LĐLĐ TP HCM, cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp trên và cơ sở.

Kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát cho Công đoàn - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết Điều 10 của Hiến pháp 2013 và điều 14 của Luật Công đoàn 2012 đều ghi nhận quyền giám sát của Công đoàn tuy nhiên không có sự thống nhất và đồng bộ về quyền giám sát của Công đoàn là chủ động giám sát hay chỉ phối hợp giám sát. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát huy năng lực của tổ chức Công đoàn trong thực hiện chức năng bảo vệ cho đoàn viên – lao động. Vì vậy, việc xác định quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở để Viện Công nhân và Công đoàn có đề xuất xác đáng để sửa đổi Luật Công đoàn 2012, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

Góp ý tại hội thảo, các đại biểu cho rằng hiện nay trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát, Công đoàn chỉ là thành viên, không phải chủ thể nên rất bị động. Thực tế, trong nhiều trường hợp, Công đoàn nắm bắt được thông tin doanh nghiệp có vi phạm về hợp đồng lao động, không xây dựng thang lương, bảng lương, chậm trả lương, thậm chí nợ lương hoặc doanh nghiệp cản trở thành lập Công đoàn... Tuy nhiên không thể ngay lập tức kiểm tra, giám sát mà phải kiến nghị để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương.

Kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát cho Công đoàn - Ảnh 3.

Cán bộ Công đoàn góp ý tại hội thảo

Như vậy, đến lúc doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra thì quyền lợi của NLĐ đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc thanh tra, kiểm tra hiện nay đều thực hiện theo kế hoạch và báo trước để doanh nghiệp thực hiện các tài liệu, báo cáo nên rất dễ sa vào hình thức, đối phó.

Kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát cho Công đoàn - Ảnh 4.

Đại biểu góp ý tại hội nghị

Từ thực tiễn trên, nhiều đại biểu kiến nghị giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát, ít nhất là quyền giám sát ở một số nội dung như thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng thỏa ước lao động tập thể và thực hiện kinh phí Công đoàn… cho Công đoàn. Việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn nâng cao vai trò, vị thế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên – lao động.

 Cùng với đó, các đại biểu cũng cho rằng để thực hiện hiệu quả việc giám sát, Công đoàn cũng cần bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có đạo đức, có năng lực, am hiểu các quy định pháp luật và dám đấu tranh khi phát hiện các vi phạm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo