Bà Valentina Barcucci cho biết Việt Nam đang sở hữu dân số năng động, với tỉ lệ người tham gia thị trường lao động cao, hơn 70% phụ nữ và 81% nam giới. Tuy nhiên, một nửa số việc làm chỉ đòi hỏi kỹ năng trung bình, 36% là việc làm kỹ năng thấp, chỉ có 12% việc làm kỹ năng cao (mức trung bình thế giới là 20%). Năm 2018, Việt Nam có 54% người lao động đang làm những công việc có thu nhập thấp, ít có sự bảo vệ. Tỉ lệ thất nghiệp Việt Nam ở mức rất thấp song chất lượng việc làm lại đang là một thách thức không nhỏ. Đánh giá về chất lượng lao động, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết hiện nay Việt Nam vẫn tự hào có nguồn lao động giá rẻ, dồi dào nhưng lợi thế này sẽ biến mất trong công nghệ 4.0, việc làm hạn chế và lao động cần được đào tạo lại với các kỹ năng mới.
Chỉ có 12% việc làm kỹ năng cao tại Việt Nam
Ông Changhee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, nhận xét thách thức lớn đặt ra là Việt Nam phải nâng tầm kỹ năng của người lao động, trình độ phải tăng tương xứng với nền kinh tế. Do đó, thách thức trong thời kỳ cách mạng công nghiệp là cơ hội cho Việt Nam tạo thành nền tảng để thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và thu nhập cao trong tương lai là hoàn toàn có cơ sở.
Bình luận (0)