xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động Việt vẫn “kém tầm”

Thy Hằng (Diễn đàn Doanh nghiệp)

Đã gần 2 năm qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có dự án tại Tuyên Quang nhưng không tuyển dụng được lao động. Vinatex cũng đã có những dự án đầu tư về Bạc Liêu, Cà Mau... nhưng văn hoá vùng miền ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp. Không chỉ hạn chế về kĩ năng, nhiều lao động nghỉ làm tuỳ tiện, không cần xin phép.

Ngoài những công cụ quan trọng cho việc tự do di chuyển lao động thì Việt Nam dường như vẫn "đứng ngoài" vòng xoáy dịch chuyển lao động.

Lao động "dở dang"

Mặc dù theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá, tham gia AEC có thể giúp tạo ra 14 triệu việc làm cho Việt Nam và ASEAN đến năm 2025. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt nào trong dịch chuyển lao động giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Cụ thể, hiện mới có 196 kỹ sư và 10 kiến trúc sư được công nhận là kỹ sư và kiến trúc sư ASEAN, đây đều là những vị trí đòi hỏi lao động tay nghề cao, chuyên gia và người có chuyên môn với mức lương cao.

Lao động Việt vẫn “kém tầm” - Ảnh 1.

Theo WB, chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam hiện mới chỉ đạt 3,39 trên 10 điểm

Lý giải về thực trạng này, bà Hà Thị Minh Đức, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, Cộng đồng AEC cho phép dịch chuyển lao động có tay nghề, nhưng mỗi ngành nghề lại có những điều kiện riêng mà các nước phải thỏa thuận để công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xây dựng khung đánh giá tiêu chuẩn thống nhất.

Thực tế, khung trình độ quốc gia hiện nay trong khối ASEAN vẫn tồn tại khoảng cách. Hơn nữa, sự phòng vệ nhất định ở mỗi nước khiến việc dịch chuyển nội khối còn hạn chế. Điển hình như các quy định về giấy phép lao động và quy định của từng quốc gia trong AEC. Nói cách khác, khi vượt qua được rào cản về kỹ năng chung, người lao động (NLĐ) còn phải vượt qua rào cản kỹ thuật của riêng từng nước cũng như còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường lao động ở nước đó.

Trong khi đó, khoan nói tới yêu cầu từng thị trường, chỉ trong xếp hạng chung theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11/12 quốc gia được khảo sát tại Châu Á.

Nói như Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp: "Chúng ta đang cung cấp ra thị trường những sản phẩm về nhân công lao động dở dang, chưa hoàn chỉnh". Bởi lẽ, cũng theo WB, chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam hiện mới chỉ đạt 3,39 trên 10 điểm. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19%. Ngoài ra, một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. NLĐ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp

Có thể nói, với AEC, thị trường lao động trong ASEAN sẽ dần trở nên đồng nhất, không còn phân định biên giới lãnh thổ, các lao động có chuyên môn, được công nhận sẽ có cơ hội di chuyển, tìm kiếm việc làm theo khả năng, nhu cầu bản thân… do đó, nếu NLĐ Việt Nam không thích ứng được bằng cách hoàn thiện mình về kiến thức, tay nghề, trình độ ngoại ngữ thì sẽ không có cơ hội vươn ra tầm khu vực.

Thậm chí, một báo cáo của Navigos năm 2016 đã chỉ ra, nhiều tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, gia súc gia cầm, thú nuôi ở Việt Nam có nhu cầu cao về tuyển dụng nhân sự. Người Việt có thể cạnh tranh được với người Thái về mặt kỹ thuật, nhưng vì hạn chế về tiếng Anh nên cuối cùng, nhiều nhân sự người Thái đã được điều chuyển sang Việt Nam để thế vào chỗ mà lẽ ra đấy là của người Việt. Báo cáo còn nhấn mạnh thêm một khía cạnh, các nhân sự người Thái sẵn sàng học thêm tiếng Việt để nâng cao sức cạnh tranh cho bản thân. Như vậy, nếu không chịu thay đổi, lao động Việt Nam thậm chí còn có thể thua ngay trên sân nhà.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành Công ty Anphabe nhận định, nhân sự quản lý cấp cao của Việt Nam ngày càng "đắt"đỏ" hơn so với Malaysia, Philippines, trong khi đó đây là những nước vốn đã "nổi tiếng" về xuất khẩu lao động chất lượng cao. "Nghiên cứu mới đây của Anphabe cho thấy, khung năng lực tương lai của người Việt còn yếu hẳn, những năng lực mới gồm năng lực giải quyết vấn đề phức tạp, phân tích dữ liệu lớn và trên diện rộng, phản biện, tư duy giải pháp tổng thế, cái nhìn đa chiều… Đây là vấn đề đáng báo động, sự ỳ ạch về chất lượng nguồn nhân lực, không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế", bà Thanh Nguyễn nhận định. Do đó, bà Thanh cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược quốc gia rộng lớn mang tính chiến lược để nâng chất lượng lao động. Nhà nước cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19%.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo