Theo đó, việc lấy ý kiến phải phản ánh được ý chí và nguyện vọng của số đông đoàn viên và người lao động (NLĐ), trong đó tập trung vào các nhóm nội dung về hợp đồng lao động và mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NLĐ; mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm tối đa; tiền lương; điều chỉnh tuổi nghỉ hưu; thương lượng tập thể; giải quyết tranh chấp lao động và đình công; tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở; những quy định riêng đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới; thời gian nghỉ Tết âm lịch và bổ sung 1 ngày nghỉ lễ (ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7).
Ảnh minh họa
Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý quá trình lấy ý kiến cần nắm chắc tình hình tư tưởng và phản ứng của đoàn viên, NLĐ; theo dõi sát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong KCX-KCN. Khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, cần chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.
Bình luận (0)