xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối vì luật quy định nửa vời của Bộ Luật lao động

Bài và ảnh: MAI CHI

Quy định nửa vời của Bộ Luật Lao động gây khó khăn không ít cho tòa trong quá trình xét xử, người lao động cũng thiệt thòi quyền lợi

Tòa án nhân dân (TAND) TP HCM vừa mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp lao động giữa nguyên đơn là ông Anthony James Fields (quốc tịch Anh) và bị đơn là Công ty CP Tập đoàn Quản lý Bất động sản Windsor (gọi tắt WMC; quận 1, TP HCM). Vụ án thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận không chỉ do yêu cầu đòi bồi thường tiền tỉ của người lao động (NLĐ) mà còn sự bất nhất của các cấp tòa trong quá trình xét xử.

Hợp đồng thử việc hay chính thức?

Trình bày tại tòa, đại diện NLĐ cho biết ngày 23-4-2015, ông Fields được WMC ký hợp đồng thử việc ở vị trí quản lý tòa nhà Times Square và Union Square trong thời gian 3 tháng, từ ngày 20-8 đến 20-11-2015, với mức lương 6.500 USD/tháng. Hết thời gian thử việc, WMC không tiến hành đánh giá kết quả thử việc và cũng không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với ông. Ngày 26-11-2015, công ty thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu, buộc ông Fields bàn giao công việc và tiến hành thu hồi mã số nhân viên cùng vật dụng làm việc. Cho rằng bị công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Fields đã khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường hơn 9,6 tỉ đồng.

Tại tòa, đại diện WMC không đồng ý với quan điểm của NLĐ và cho rằng công ty chỉ mới ký hợp đồng thử việc, chưa ký HĐLĐ chính thức với ông Fields nên mối quan hệ lao động chưa được xác lập. Hơn nữa, trong thời gian thử việc, ông Fields không đáp ứng được yêu cầu công việc và chưa được cấp giấy phép lao động nên không chấp nhận bồi thường. Hội đồng xét xử xác định hợp đồng thử việc của ông Fields với WMC vô hiệu về phần quy định thời gian thử việc nên không có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Mặt khác, trong thời gian thử việc, ông Fields không có giấy phép lao động, vi phạm điều cấm của luật nên không phát sinh HĐLĐ chính thức. Từ đó, tòa bác tất cả yêu cầu bồi thường của NLĐ.

Rối vì luật quy định nửa vời của Bộ Luật lao động - Ảnh 1.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Hiền Phước, đại diện NLĐ, cho biết ông Fields đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cấp giấy phép lao động vào ngày 5-11-2015. Hơn nữa, mặc dù một phần hợp đồng thử việc bị tuyên vô hiệu nhưng trên thực tế khi hết thời gian thử việc 60 ngày theo luật định, NLĐ đã làm việc cho công ty và được trả lương đầy đủ. Do đó, quan hệ lao động giữa hai bên phải được xem là đã phát sinh. "Việc ký hay không ký HĐLĐ chỉ là hình thức, không ảnh hưởng đến bản chất của quan hệ lao động. Mặt khác, việc không ký HĐLĐ là lỗi của công ty nhưng lại bắt NLĐ gánh hậu quả là không hợp lý" - ông Phước nói.

Tòa cũng bất nhất

Bộ Luật Lao động hiện hành quy định khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải giao kết HĐLĐ với NLĐ. Trường hợp NSDLĐ không giao kết HĐLĐ khi kết thúc thời gian thử việc, không thông báo kết quả thử việc hay thử việc quá thời hạn quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền và buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho NLĐ (Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

Tuy nhiên, điều đáng nói là Bộ Luật Lao động lại không quy định hậu quả pháp lý của việc khi hết thời gian thử việc, NLĐ vẫn làm việc bình thường mà NSDLĐ không ký HĐLĐ thì mối quan hệ lao động giữa hai bên được xác lập hay không? Nếu được xác lập thì tương ứng với loại HĐLĐ nào?

Thực tế, khi giữa NLĐ và NSDLĐ phát sinh mâu thuẫn và đưa nhau ra tòa, chính cơ quan tòa án, nơi phân xử tranh chấp, cũng có quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Điển hình như trong vụ tranh chấp lao động xảy ra giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và một công ty bảo hiểm nhân thọ có trụ sở đặt tại quận 1, TP HCM cách đây ít lâu. Ông Dũng cho biết ông được công ty mời thử việc trong thời gian 2 tháng. Hết hạn thử việc, công ty không ký HĐLĐ nhưng ông vẫn đi làm bình thường và nhận lương đầy đủ. Sau đó 17 ngày, công ty thông báo ông thử việc không đạt yêu cầu và ra quyết định chấm dứt tuyển dụng. Cho rằng công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Dũng đã khởi kiện ra tòa. Tại phiên sơ thẩm, cho rằng hết thời hạn thử việc, các bên chưa ký HĐLĐ nên quyền và nghĩa vụ không phát sinh, TAND quận 1 đã bác yêu cầu bồi thường của ông Dũng. Thế nhưng, tại phiên xử phúc thẩm của TAND TP HCM sau đó, hội đồng xét xử lại công nhận mối quan hệ lao động sau thời gian thử việc và buộc công ty phải bồi thường cho ông Dũng theo luật định. 

Dựa vào án lệ để xử lý

Bà Bùi Thị Kim Dung, Phó chánh Tòa Lao động TAND TP HCM, cho biết do không quy định rõ việc xác lập quan hệ lao động sau khi NLĐ hết thời hạn thử việc nên kể từ khi Bộ Luật Lao động năm 2012 có hiệu lực, tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xét xử. Chính vì vậy, ngày 6-11-2018, chánh án TAND Tối cao đã ra Quyết định 269/QĐ-CA áp dụng Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ HĐLĐ sau khi hết thời gian thử việc để xét xử. Theo đó, xác định trường hợp NSDLĐ có thư mời làm việc với nội dung xác định loại HĐLĐ và thời gian thử việc; NLĐ đã thử việc theo đúng thời gian thử việc trong thư mời làm việc, hết thời gian thử việc vẫn tiếp tục làm việc mà NSDLĐ và NLĐ không có thỏa thuận nào khác thì phải xác định NSDLĐ và NLĐ đã xác lập quan hệ HĐLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo