Qua đó, người lao động (NLĐ) tại các công ty nói trên được giải quyết hơn 5,2 tỉ đồng quyền lợi. Trong đó, BHXH là 4,4 tỉ đồng, tiền lương và các khoản khác hơn 806 triệu đồng. Cùng với hoạt động hỗ trợ pháp lý, ngay sau khi tỉnh thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, các cấp Công đoàn tỉnh cũng ra sức nắm bắt tình hình tại các doanh nghiệp (DN), tâm lý của NLĐ. Qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, vận động NLĐ ở lại, trở lại làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp để vừa góp phần phục hồi sản xuất vừa có thu nhập lo cho cuộc sống. Bên cạnh đó, Công đoàn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành kiểm tra, nhắc nhở NLĐ và người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch gắn với sản xuất. "Đến nay, DN đã cơ bản trở lại sản xuất với những phương án linh hoạt nhằm bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe NLĐ" - bà Lê Thị Thu Cúc, Phó Chủ tịch LĐLD tỉnh Long An, thông tin.
Cán bộ Công đoàn tỉnh Long An tư vấn pháp luật cho công nhân ở trọ
Ngoài ra, từ đầu năm 2021 đến nay, các cấp Công đoàn tỉnh còn tiếp nhận tư vấn, hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi gián tiếp cho trên 2.000 lượt NLĐ tại các DN; tổ chức 10 buổi tư vấn pháp luật lưu động cho hàng ngàn NLĐ tại các cơ quan, DN, khu nhà trọ. Nội dung tư vấn chủ yếu liên quan đến các vấn đề: chấm dứt hợp đồng lao động; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; chế độ tử tuất; điều kiện hưởng lương hưu khi NLĐ suy giảm khả năng lao động; chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với CN bị tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc tạm thời hoặc mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bình luận (0)