xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật không theo kịp thực tiễn

Bài và ảnh: MAI CHI

Nhiều phát sinh trong quá trình thực hiện cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật

Tại buổi khảo sát tình hình thực hiện Bộ Luật Lao động (BLLĐ) của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức sáng 20-3, đại diện đến từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), BHXH, LĐLĐ, Ban Quản lý các KCX-KCN TP đều có chung nhận định: BLLĐ năm 2012 đã điều chỉnh rất nhiều vấn đề so với luật cũ nhưng trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập.

Còn nhiều kẽ hở

Theo ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH TP, BLLĐ năm 2012 đã điều chỉnh nhiều nội dung như việc làm, hợp đồng lao động, học nghề, cho thuê lại lao động, đối thoại tại nơi làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc… nhưng vẫn bộc lộ nhiều kẽ hở dẫn đến tình trạng lách luật. Ông Năm đơn cử: “Trong chương quy định về học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề, BLLĐ không quy định cụ thể về thời gian đào tạo nên nhiều doanh nghiệp (DN) lấy cớ học nghề để kéo dài thời gian thử việc với người lao động (NLĐ)”.

Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, nêu những khó khăn khi Công đoàn thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH
Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, nêu những khó khăn khi Công đoàn thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH

Đồng tình với nhận định này, ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP, dẫn chứng thêm: Pháp luật hiện hành quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được xử lý kỷ luật đối với hành vi được quy định trong nội quy lao động, nghĩa là những vi phạm không được nêu trong nội quy thì không được xử lý, điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của NSDLĐ. Mặt khác, luật không quy định về mức bồi thường đối với trường hợp NLĐ sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị trị giá trên 10 tháng lương tối thiểu vùng nên đã có một số trường hợp NSDLĐ buộc NLĐ bồi thường toàn bộ giá trị đã làm hỏng, gây thiệt thòi cho NLĐ.

Thiếu chế tài

Theo bà Nguyễn Võ Minh Thư, Trưởng Phòng Quản lý lao động các KCX-KCN TP, có nhiều quy định của BLLĐ không có chế tài vi phạm hoặc quy định mức xử phạt quá thấp khiến điều luật giảm hiệu quả vì không đủ sức răn đe. Chẳng hạn, hiện nay, các DN đều tiến hành xây dựng thang, bảng lương và gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Tuy nhiên, do không có chế tài xử phạt nên xảy ra tình trạng DN không thực hiện đúng, không tiến hành nâng bậc lương cho lao động lâu năm dẫn đến tình trạng người làm lâu năm có mức lương như lao động mới tuyển. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tranh chấp lao động tập thể nhưng cơ quan quản lý không thể xử phạt.

Một vấn đề khác được đại biểu Quốc hội quan tâm là biện pháp xử lý DN cố tình không chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng. Về vấn đề này, bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Phó Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP, thừa nhận thanh tra sở đang “bó tay” do luật không quy định. “Sau xét xử, nếu như phía tòa án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc để xử lý những DN không thi hành và cưỡng chế thực hiện thì phía thanh tra lại không có được sự hỗ trợ này nên đành bất lực; chưa có biện pháp xử lý các DN chây ì, cố tình phớt lờ quyết định xử phạt của cơ quan chức năng” - bà Thục nói.

Luật có nhưng khó thực hiện

Tại buổi làm việc, bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP, nêu khó khăn trong việc thực hiện quy định Công đoàn (CĐ) đại diện khởi kiện DN nợ BHXH và tổ chức đình công. Theo bà Yến, thủ tục để CĐ đại diện NLĐ khởi kiện BHXH quá nhiêu khê nên đến thời điểm này, CĐ chưa thể khởi kiện được DN nào mặc dù đã tổ chức nhiều buổi làm việc với các đơn vị liên quan như tòa án, BHXH và tập huấn thủ tục tố tụng cho cán bộ CĐ. “Hơn nữa, với quy định hiện hành nếu khởi kiện được thì quyền lợi của tập thể NLĐ cũng không bảo đảm. Ví dụ đối với DN có 1.000 lao động, nếu trước đây BHXH TP khởi kiện và thắng kiện thì DN phải truy đóng BHXH cho toàn bộ 1.000 lao động. Nhưng nếu CĐ thắng cũng chỉ buộc DN chi trả quyền lợi cho số lao động ủy quyền cho CĐ kiện, số này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ vì đa số NLĐ không muốn kiện do sợ mất việc” - bà Yến nói.

Mặt khác, đại diện CĐ TP cũng cho rằng hiện nay ranh giới giữa đình công về quyền và lợi ích chưa rõ ràng. Có thể thấy đa số các cuộc tranh chấp xuất phát về quyền, mà tranh chấp về quyền thì không được đình công. Do vậy, Chủ tịch LĐLĐ TP kiến nghị nên quy định khi có tranh chấp lao động thì CĐ có quyền tổ chức đình công mà không phân biệt tranh chấp về quyền hay lợi ích. Đồng thời, rút ngắn quy trình, thời gian tổ chức đình công để kịp thời giải quyết bức xúc của NLĐ.

Sớm xử lý hình sự tội trốn đóng BHXH

Trước tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp nhưng CĐ chưa thể thực hiện việc khởi kiện khiến quyền lợi của NLĐ bị thiệt hại nghiêm trọng, các đại biểu đề nghị Quốc hội sớm áp dụng các điều khoản của Bộ Luật Hình sự về xử phạt các hành vi DN nợ, trốn đóng, chiếm dụng BHXH để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo