xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương phải đủ sống!

NHÓM PHÓNG VIÊN

Hội đồng Tiền lương quốc gia với 64,3% phiếu thuận đã thông qua đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015 tăng từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng so với năm 2014. Theo nhiều chuyên gia, cán bộ Công đoàn, công nhân, cần tăng nhiều hơn mức trên

Ông VŨ QUANG THỌ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Ủy viên Hội đồng Tiền lương quốc gia:

Phải kiềm chế tăng giá

Sau nhiều cuộc thương lượng căng thẳng, cuối cùng cũng đã thông qua được phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2015 để trình Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói, để có kết quả này, các bên đã có sự nhân nhượng lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu chấp nhận mức tăng LTT như thế thì 2 năm còn lại là 2016, 2017 sẽ phải tăng lương rất mạnh để bảo đảm thực hiện đúng lộ trình. Điều này là vô cùng khó khăn. Điều tôi quan ngại nhất là làm sao phải kiềm chế sự tăng giá cả. Tăng LTT mới chỉ tăng về mặt danh nghĩa, nếu không kiềm chế sự tăng lên của giá cả thì những nỗ lực tăng LTT không giải quyết được điều gì.

Thu nhập thấp khiến công nhân không có nhiều sự lựa chọn cho việc chi tiêu Ảnh: HỒNG NHUNG
Thu nhập thấp khiến công nhân không có nhiều sự lựa chọn cho việc chi tiêu Ảnh: HỒNG NHUNG

Ông ĐẶNG QUANG ĐIỀU, Trưởng Ban Chính sách - Kinh tế - Xã hội và Thi đua Khen thưởng Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Đề xuất dựa trên cơ sở khoa học

Phương án ban đầu Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra là tăng LTT vùng năm 2015 là 23% song qua quá trình thương lượng, cân nhắc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đồng ý giảm xuống 19,6%, sau đó lại tiếp tục giảm xuống 18,5%. Tuy nhiên, phương án này cũng không được các thành viên khác của Hội đồng Tiền lương quốc gia chấp thuận và cuối cùng phương án được chọn là mức tăng 15,1%. Như vậy, kỳ vọng của tổ chức CĐ đã không đạt được. Đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tăng LTT năm 2015 đều dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải cảm tính. Nếu mức tăng 15,1% vào năm 2015 thì chỉ đáp ứng được 75% mức sống tối thiểu cho người lao động (NLĐ); có nghĩa trong 2 năm 2016, 2017, chúng ta phải tiếp tục bù đắp 25% lương còn thiếu hụt giữa tiền LTT và mức sống tối thiểu. Việc tăng mỗi năm 12,5%, cộng với khoảng 7% chỉ số CPI, 3% tăng năng suất thì chắc chắn là không thể thực hiện.

Ông TRẦN VĂN THỰC, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội:

Muốn mức tăng cao hơn mức đề xuất

Đời sống phần lớn NLĐ, nhất là công nhân (CN) ở các KCX - KCN, vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả leo thang như hiện nay. Qua khảo sát đời sống CN trong các KCX - KCN ở Hà Nội, tổ chức CĐ thủ đô nhận thấy mức LTT  hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 60% mức sống tối thiểu. Bởi vậy, NLĐ mong muốn mức LTT phải tăng cao hơn mức đề xuất này mới có thể đáp ứng được mức sống tối thiểu.

Ông HUỲNH NGỌC THẠCH, Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ:

Mỗi ngày chỉ được tăng thêm hơn 13.000 đồng

Hiện lương bình quân của NLĐ trong KCN tại Cần Thơ từ 3,5-3,8 triệu đồng/tháng. Theo tôi, mức tăng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng lên 3,1 triệu đồng/người/tháng (vùng 1) như đề xuất của Hội đồng Tiền lương quốc gia không đủ để NLĐ tái tạo sức lao động. Để có thu nhập như hiện nay, NLĐ phải làm việc 8 giờ/ngày nhưng cũng có người tăng ca từ 10-12 giờ/ngày, do vậy mức tăng thêm từ 300.000-400.000 đồng quá khiêm tốn, không bù đắp sức khỏe cho NLĐ. Nếu lấy 400.000 đồng chia cho 30 ngày thì mỗi ngày NLĐ chỉ được tăng thêm hơn 13.000 đồng, con số này chẳng có ý nghĩa gì cả!

Ông NGUYỄN ĐỨC THANH, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Đà Nẵng:

Chưa bảo đảm mức sống tối thiểu

Mức tăng 15,1% theo tôi thì vẫn chưa đáp ứng cuộc sống tối thiểu của NLĐ nói chi đến việc nuôi dạy con cái. Đà Nẵng thuộc vùng 2 và mức LTT hiện nay là 2,1 triệu đồng/tháng. Nhưng thực tế, tiền lương cùng với các khoản thu nhập khác, như tiền chuyên cần, xăng xe, hỗ trợ nhà ở… đã giúp thu nhập của NLĐ khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập này cũng chưa đủ nuôi sống bản thân họ, bởi hiện tại như tiền thuê nhà 500.000 đồng/tháng, tiền ăn trung bình 50.000 đồng/ngày; chưa kể tiền điện, nước, y  tế, đời sống tinh thần, ăn mặc... Rõ ràng LTT tăng thêm cho vùng 2 lên 2,85 triệu đồng cũng không đáp ứng cuộc sống tối thiểu của NLĐ theo điều 91 của Bộ Luật Lao động. Thế nhưng, để chia sẻ với doanh nghiệp, phương án tăng LTT vùng 2 lên 2,85 triệu đồng như đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam là có thể chấp nhận.

Ông NGUYỄN HÒA, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa:

Bù đắp chưa đủ sức lao động

Qua theo dõi kết quả cuộc họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia, theo tôi, mức tăng lương 15,1% (từ 300.000-400.000 đồng) là còn thấp. Tuy chỉ số giá tiêu dùng không tăng cao nhưng nhóm hàng hóa chi dùng thiết thực, gắn liền với người lao động như: lương thực, thực phẩm, nhà trọ, xăng xe, khí đốt, con cái học hành… đều tăng mạnh. Do đó, tiền lương thực tế đã điều chỉnh từ lần trước đến nay đã giảm sút đáng kể. Ngay cả mức đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam có cao hơn mức mà Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra cũng chỉ tương đối phù hợp trong điều kiện hiện nay và cũng bảo đảm 70%-75% nhu cầu tối thiểu của NLĐ.

Tại Khánh Hòa, thu nhập của NLĐ ở các doanh nghiệp từ 3,2-3,8 triệu đồng/tháng bao gồm: lương, thưởng, tăng ca, tiền chuyên cần, phụ cấp… Dù vậy, đời sống của NLĐ còn quá chật vật, chưa đủ bù đắp sức lao động chứ chưa nói đến tích lũy. 

 

Công nhân tiếp tục sống chật vật

Anh HUỲNH HÀ, Công ty Hong Ik Vina - KCX Tân Thuận:

Chỉ mong đủ sống

img

Thu nhập của hai vợ chồng tôi tổng cộng gần 10 triệu đồng/tháng song chúng tôi phải chi tiêu nhiều thứ, gần như không có tích lũy. Để đạt được mức thu nhập này, bản thân tôi phải tăng ca cật lực và hầu như không có ngày nghỉ. Với mức đề xuất LTT 3,1 triệu đồng (vùng 1) và tình hình giá cả tăng nhanh như hiện nay, thu nhập CN chẳng cải thiện được là bao. Xa quê kiếm sống, CN chỉ mong có thu nhập ổn định, tích lũy cho tương lai, đỡ tăng ca, có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Chị TRẦN THỊ KIỀU, Công ty Pou Yuen, quận Bình Tân, TP HCM:

Tiếp tục hụt hơi

img

Để tiết kiệm chi tiêu, tôi và 2 bạn đồng nghiệp phải thuê căn phòng chưa đầy 9 m2 với giá mỗi tháng 1,2 triệu đồng. Năm trước, lương vừa tăng thì lập tức bó rau, con cá, gạo, muối, bột ngọt... đều đồng loạt tăng giá nên càng đè thêm gánh nặng lên vai những người CN khốn khó. Tôi còn độc thân thì có thể dễ xoay xở nhưng các chị có chồng, có con thì khó mà chống đỡ nổi với tình hình giá cả hiện nay. Với mức tăng dự kiến từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng so với năm 2014, tôi nghĩ đời sống CN cũng chẳng cải thiện bao nhiêu.

Chị LÊ TỐ QUYÊN, Công ty TNHH May An Linh, quận Tân Bình, TP HCM:

Vừa mừng vừa lo

img

Theo dõi các phương tiện truyền thông, tôi được biết Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất nâng LTT lên 3,1 triệu đồng/tháng (vùng 1). Vui nhưng chúng tôi cũng thực sự lo lắng, bởi với mức tăng này, đời sống CN vẫn hết sức chật vật. Thực tế, áp lực giá cả sinh hoạt tăng trước khi LTT được điều chỉnh khiến CN mất ăn mất ngủ. Vì thế, tôi mong muốn Chính phủ phải cân nhắc, điều chỉnh tăng thêm để đời sống CN được cải thiện.

Chị NGUYỄN THỊ HOÀI, CN Công ty Giày da Huê Phong (quận Gò Vấp, TP HCM):

Kiểm soát tăng giá

img

Vào lập nghiệp tại TP HCM, tôi chỉ mong cuộc sống gia đình sẽ khá lên nhưng sau nhiều năm làm CN, tôi vẫn ở điểm xuất phát ban đầu. Thu nhập hiện tại của tôi ở mức trên 4 triệu đồng/tháng, trong đó lương cơ bản là 3,1 triệu đồng/tháng. Thông tin tăng lương chưa chính thức nhưng mấy hôm trước, chủ nhà trọ đã thông báo tháng sau sẽ tăng giá phòng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/phòng/tháng (mức giá hiện tại là 1,5 triệu đồng/tháng). Lương chưa kịp tăng mà giá đã tăng như vậy, tôi cũng không biết phải xoay xở sao cho đủ!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo