xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất cơ hội việc làm vì… không biết photocopy

Ngọc Tú (báo Lao động Thủ đô)

Nhiều chuyên gia tuyển dụng cho biết, kỹ năng mềm ngày càng được coi trọng. Ngoài bằng cấp chuyên môn, việc bổ sung, học hỏi thêm các kỹ năng thực tế bổ trợ cho công việc, các kỹ năng mềm sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và giữ được việc làm hơn.

Tốt nghiệp loại giỏi, ngành quản trị kinh doanh, ngay sau khi ra trường Nguyễn Hồng Hà, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân - tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển vào một tập đoàn nước ngoài danh tiếng. Cô dễ dàng vượt qua 30 ứng viên để vào vòng phỏng vấn cuối. Ở vòng quyết định này, Hà cũng trả lời xuất sắc, trôi chảy nhiều câu hỏi, được hội đồng tuyển dụng đánh giá cao và cầm chắc thành công trong tay.

Thiếu những kỹ năng cơ bản

Nhưng thật bất ngờ là khi một thành viên trong hội đồng tuyển dụng yêu cầu photocopy hồ sơ xin việc thành 10 bản thì Hà loay hoay không làm được, vì từ trước tới giờ chưa hề sử dụng máy photocopy. Hà kể trong tiếc nuối: "Tôi thật sự bối rối khi nghe nhà tuyển dụng yêu cầu như vậy. Ngay lập tức, tôi bị nhà tuyển dụng trả lại hồ sơ và giải thích bất kỳ vị trí nào trong công ty cũng phải biết những công việc cơ bản về photocopy, in ấn, đóng tập văn bản… để chủ động làm việc, tránh làm phiền các nhân viên khác".

Mất cơ hội việc làm vì… không biết photocopy - Ảnh 1.

Giống như Hồng Hà, Nguyễn Minh Thu, cựu sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cũng loay hoay cả năm trời sau khi tốt nghiệp mà vẫn chưa tìm được việc, chỉ vì thiếu những kỹ năng cơ bản phục vụ cho công việc. Hồi mới tốt nghiệp, Thu nộp hồ sơ ứng tuyển làm nhân viên văn phòng của một công ty thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia. "Tôi rất tự tin với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Tuy nhiên, đến lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng không hề để ý đến bằng cấp mà chỉ hỏi về khả năng xử lý văn bản, sự cố trên máy tính. Vì không đáp ứng yêu cầu này nên tôi bị loại" – Minh Thu cho biết.

Sau nhiều lần thất bại vì cùng một lý do, Minh Thu quyết định tham gia các khóa học về nghiệp vụ văn phòng để bổ trợ thêm kiến thức cho mình. " Chỉ có kiến thức giỏi thôi chưa đủ, để thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng mình sẽ làm tốt công việc, mỗi người còn phải trang bị cho mình những kỹ năng thực hành công việc một cách thực tế. Tôi đã rút ra kinh nghiệm này và sẽ cố gắng học để tránh bị thất bại lần nữa" Minh Thu nói.

Bị đánh trượt vì lý do không đâu

Chuyện trượt tuyển dụng của Nguyễn Thu Trang, cựu sinh viên Đại học Thương mại cũng "ngớ ngẩn" không kém.

Tốt nghiệp loại giỏi khoa Marketing, Trang tự tin sẽ chinh phục được hội đồng tuyển dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần có tiếng. Nhưng do có quá đông người dự tuyển, chờ mãi không thấy gọi tên mình, Trang bỏ về.

Khi vừa ra đến cổng thì hội đồng tuyển dụng gọi vào phỏng vấn. Sau một vài câu hỏi chuyên ngành, nhà tuyển dụng yêu cầu Trang trình bày lý do bỏ về. Chị thú nhận là mình mất kiên nhẫn sau nhiều giờ chờ đợi. Kết quả là dù được đánh giá cao năng lực chuyên môn nhưng Trang vẫn bị gạch tên. "Chỉ trong 5 phút phỏng vấn ngắn ngủi, tôi nhận ra mình thiếu một đức tính rất cần thiết của người làm marketing. Đây là bài học sâu sắc cho tôi" Trang chia sẻ.

Theo các chuyên gia nhân sự, có vô số những câu chuyện mà khi đi xin việc, các ứng viên sáng giá lại bị đánh trượt bởi thiếu những kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm như vậy. Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ngành Công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kinh nghiệm viết các phần mềm; sinh viên ngành báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng lại thiếu kỹ năng thuyết trình, giao tiếp; sinh viên sư phạm mầm non lại không biết bế trẻ, tắm cho trẻ, cho trẻ ăn… Ngoài thiếu các kỹ năng thực tế công việc, nhiều ứng viên còn vô cùng hạn chế ở kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống… gọi chung là các kỹ năng mềm.

Một đại diện nhà tuyển dụng tham gia tại Ngày hội hướng nghiệp và việc làm năm 2017 do báo Lao động Thủ đô và Trung tâm hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức mới đây cho rằng trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với vị trí tuyển dụng nhưng đó lại là cách để "đo" kỹ năng mềm, mức độ thích nghi công việc của ứng viên. Theo nhà tuyển dụng này, kỹ năng mềm ngày càng được các coi trọng. Ngoài bằng cấp chuyên môn, việc bổ sung, học hỏi thêm các kỹ năng thực tế bổ trợ cho công việc, các kỹ năng mềm sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và giữ được việc làm hơn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo