xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mong manh bến đỗ...

Theo Ngọc Tú (Báo Lao Động Thủ đô)

Thu nhập thấp, kinh tế khó khăn, cuộc sống tha phương, xa quê hương gia đình và nhất là việc tuổi đời còn trẻ, còn thiếu các kỹ năng, kinh nghiệm sống… là những nguyên nhân khiến cho hạnh phúc của không ít cặp đôi công nhân dù đang yêu hoặc đã lập gia đình đều dễ lung lay, rạn nứt

Khi mâu thuẫn xảy ra, nữ công nhân (CN) thường là những người hứng chịu mọi sóng gió và vì thế, bạo hành đang trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với họ...

Đủ kiểu bạo hành

Hình thức trung bình, tuổi không còn trẻ, không người “cưa cẩm” nên khi được bạn bè mai mối, Thúy Hằng, CN KCN Bắc Thăng Long nhận lời yêu và cưới ngay mà không cần tìm hiểu. Chồng Hằng cũng là CN trong KCN, nhưng mới bị thất nghiệp do công ty thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công.

Vậy là vừa bước vào cuộc sống lứa đôi, thay vì hưởng mật ngọt hạnh phúc, Hằng phải giơ vai gánh vác gánh nặng kinh tế gia đình. Rồi Hằng có bầu, sinh con, năng suất làm việc ít đi mà chi tiêu lại tăng lên khiến cô càng thêm chán nản, hay thở than, trách móc.

Trong khi đó, do không tìm được việc mới, do mặc cảm vì không làm chỗ dựa kinh tế được cho vợ, lại hay nghe vợ càu nhàu, chồng Hằng sinh tật nhậu nhẹt, nóng tính, vũ phu. Anh thường xuyên cáu gắt thậm chí dùng vũ lực với vợ. “Cứ đi nhậu về là anh ấy lại lè nhè, gây sự, em nói lại là anh tát, đấm đá thâm tím mặt mày. Thậm chí có lần em bị anh đá gãy ngón tay cái bên trái, phải bó bột cả tháng trời mới lành”- Hằng than thở.

Chuyện của Nguyễn Thu Quỳnh, quê Thanh Hóa, CNmay trong KCN Vĩnh Tuy cũng tương tự. Xinh đẹp, dịu hiền nên dù chỉ là CN trực tiếp, nhưng Quỳnh cũng lọt vào tầm ngắm và trở thành vợ của Thành, phó phòng kinh doanh của một công ty khác cùng trong KCN.

img

Ai cũng mừng cho cô thợ may tìm được bến đỗ êm ả, vững trãi cho cuộc đời mình, nhưng chỉ có Quỳnh là âm thầm rơi lệ. Cô cho biết, Thành là người có tài, chí thú làm ăn, vững về kinh tế nhưng tính tình lại rất cộc cằn, gia trưởng, luôn đòi hỏi cao ở vợ. Lúc yêu nhau, Thành chỉ cần biết Quỳnh xinh đẹp, nổi bật là đủ, nhưng khi cưới nhau về, anh đòi hỏi vợ vừa làm tốt công việc ở công ty, lại vừa phải giỏi nội trợ, khéo chiều chồng.

“Em xuất thân ở quê, gia đình nông dân, mộc mạc trong lời ăn tiếng nói và nấu nướng thì cũng chỉ tàm tạm, ở mức ăn được chứ không biết bày vẽ món nọ, món kia như yêu cầu của chồng”- Quỳnh bộc bạch. Tuy Thành không đánh đập, dùng bạo lực với vợ nhưng anh suốt ngày để ý từng sơ suất nhỏ của Quỳnh để trì triết, ca cẩm, chê bai khiến Quỳnh rất chán nản, mệt mỏi, không cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc gia đình.

Đỉnh điểm của những rạn nứt là khi công ty Quỳnh cắt giảm nhân sự, Quỳnh bị thất nghiệp. “Anh ấy hoàn toàn có khả năng lo được kinh tế cho gia đình, nhưng vẫn nhìn vợ như một cái gai trong mắt. Ngày nào anh cũng nhậu nhẹt, bê tha rồi mượn cớ say xỉn để nhiếc mắng vợ là đồ vô tích sự, ăn bám khiến em khổ tâm vô cùng”- Quỳnh kể.

Công đoàn là chỗ dựa

Bạo lực về thể chất và tinh thần khiến cho cả Hằng và Quỳnh đều ức chế, mỏi mệt với cuộc sống hôn nhân và không ít lần muốn ly hôn, tìm lối thoát. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau: thương con còn nhỏ, ngại nói ra thì xấu chàng hổ ai, nên họ cứ cắn răng, âm thầm chịu đựng.

Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, tình hình bạo hành trong gia đình CN nói riêng và nhiều gia đình lao động nghèo nói chung xảy ra khá nhiều nhưng rất ít vụ được phanh phui, can thiệp.

Tại một diễn đàn về phòng chống bạo lực trong gia đình CNLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng cũng cho rằng, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng với nhiều hình thức khác nhau và hầu hết đều là nam giới bạo lực phụ nữ và trẻ em. Trong đó, các vụ bạo lực xảy ra nhiều hơn ở các gia đình CN trẻ do cuộc sống khó khăn, áp lực công việc nhiều. Điều đáng nói là, có những trường hợp chị em bị bạo hành vì những lí do rất vô lí nhưng vẫn cam chịu, không nhờ cơ quan chức năng can thiệp.

Để phá bỏ tâm lý e ngại, xấu hổ của nữ CN, khích lệ họ dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình, với vai trò bảo vệ người lao động, nhất là lao động nữ, thời gian qua tổ chức Công đoàn (CĐ) các cấp cũng thúc đẩy nhiều hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình CNVC-LĐ như tổ chức tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho CN trong các buổi sinh hoạt định kỳ, hoặc chuyên đề có cả nam và nữ.

Chẳng hạn, đối với CĐ các KCN-CX Hà Nội, ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch CĐ các KCN-CX Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, CĐ các khu CN - CX Hà Nội tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền nhiều hơn nữa đến bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình trong CN đặc biệt cho nam CN. Bởi việc tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong gia đình rất cần cho nam giới, có như vậy nam giới mới hiểu về luật, hiểu những tâm tư, tình cảm của phụ nữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo