Theo Báo cáo về Bình đẳng giới trong chính sách hiện hành về lao động - việc làm, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết mạnh mẽ đảm bảo bình đẳng giới về mọi mặt; phê chuẩn nhiều Công ước Quốc tế về bình đẳng giới; xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp, chính sách quốc gia, chiến lược và chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới... Vì vậy, Việt Nam xếp thứ 65/144 quốc gia, thứ 07 tại khu vực Châu Á về thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực.
Lương bình quân hàng tháng của LĐN làm công có hưởng lương khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng
Số liệu thống kê của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), năm 2016, giải quyết việc làm cho khoảng 1,641 triệu lao động (LĐN chiếm 48%); 46% lao động nữ được học nghề theo các đề án, chương trình; Quỹ Quốc gia về việc việc làm hỗ trợ việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nữ khu vực nông thôn, với tổng vốn trên 5.040 tỉ đồng, doanh số cho vay hàng năm từ 2.000 – 2.500 tỉ đồng, góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100.000 lao động/năm, trong đó LĐN chiếm khoảng 60%.
Tỉ lệ lao động nữ có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 57,2% trong hơn 592.000 quyết định trợ cấp
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm vẫn gặp phải một số khó khăn, thách thức: Một số quy định phân biệt đối xử đối với nữ về quy định tuổi nghỉ hưu, danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ; chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm sau học nghề chưa xóa bỏ được định kiến giới trong định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành, nghề đào tạo; chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐN còn nhiều vướng mắc trong thực tế; nhiều chính sách trong lĩnh vực lao động - việc làm chưa được lồng ghép giới đầy đủ và hiệu quả...
Bên cạnh đó, lương bình quân hàng tháng của LĐN làm công có hưởng lương khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng; tỉ lệ lao động nữ thất nghiệp chiếm 44,6% trên tổng số 1.117.000 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp; tỉ lệ LĐN có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 57,2% trong hơn 592.000 quyết định trợ cấp...
Khuyến nghị của các tổ chức, chuyên gia về bình đẳng giới cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực nữ; thúc đẩy lồng ghép giới vào quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực; sửa đổi, xóa bỏ các quy định pháp luật gây bất lợi đối với phát triển nguồn nhân lực nữ; có các biện pháp hỗ trợ các nhóm lao động nữ yếu thế tiếp cận - hưởng thụ các chính sách phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, kỹ thuật trong triển khai thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách phát triển nguồn nhân lực...
Bình luận (0)