Mức đóng BHYT hộ gia đình:
Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở: 1.390.000 đồng x 4,5% = 62.550 đồng/một tháng. Một năm người thứ nhất: 62.550 đồng x 12 = 750.600 đồng
Nhà nước hỗ trợ từ người thứ hai trở đi:
+ Người thứ hai: 750.600 đồng x 70% = 525.420 đồng
+ Người thứ ba: 750.600 đồng x 60% = 450.360 đồng
+ Người thứ tư: 750.600 đồng x 50% = 375.300 đồng
+ Từ người thứ năm trở đi: 750.600 đồng x 40% = 300.240 đồng
(Phần còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ).
Người tham gia có thể đóng một lần cho 3 tháng; 6 tháng và 12 tháng.
- Mức đóng BHYT học sinh sinh viên
Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở: 1.390.000 đồng x 4,5% = 62.550 đồng/một tháng. Một năm là 62.550 đồng x 12 tháng = 750.600 đồng (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng). Cụ thể:
+ Học sinh sinh viên đóng: 750.600 đồng x 70% = 525.420 đồng
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%: 750.600 đồng x 30% = 225.180 đồng
Lưu ý: Thẻ BHYT chỉ cấp 1 lần, hàng năm không phải cấp lại (trừ trường hợp mất thẻ, sai thông tin trên thẻ).
- Mức đóng BHXH tự nguyện
+ Diện Hộ nghèo: Ngân sách hỗ trợ 30% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người tham gia BHXH TN.
+ Hộ cận nghèo: Ngân sách hỗ trợ 25% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người tham gia BHXH TN.
+ Các đối tượng khác: Ngân sách hỗ trợ 10% của 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Lao động tự do tại TP HCM Ảnh: Nguyễn Quang (Báo Dân Trí)
+ Riêng người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vượt chuẩn nghèo được hỗ trợ tham gia BHXH TN như chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, thời gian hỗ trợ là 12 tháng kể từ ngày địa phương xác nhận hộ vượt chuẩn. Sau 12 tháng, người tham gia được hỗ trợ như các đối tượng khác, thời gian hỗ trợ được tính tiếp theo thời gian đã được hỗ trợ diện hộ vượt chuẩn và tồng thời gian hỗ trợ không quá 10 năm (120 tháng).
Hình thức đóng: Theo tháng, quý, năm và đóng cho những năm còn thiếu …
Bình luận (0)