Theo dự thảo đánh giá sự phù hợp giữa quy định pháp luật Việt Nam với Công ước 131 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy quy định của Bộ Luật Lao động về TLTT phù hợp với quy định của Công ước 131. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm thực thi đầy đủ, có hiệu quả Công ước trên thực tiễn sau khi gia nhập.
Chẳng hạn, hiện Việt Nam tồn tại song song 2 hệ thống mức TLTT gồm lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) và lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và NLĐ làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang…
Giữa 2 hệ thống có sự chênh lệch mức lương lớn dẫn đến nguy cơ áp dụng mức TLTT cho người làm công ăn lương chưa thỏa đáng. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có quy định pháp luật về căn cứ, cách thức, công cụ hoặc trình tự cụ thể để đánh giá các yếu tố xác định mức TLTT; chưa có quy định về cách thức, thời điểm hoặc các thay đổi bắt buộc phải điều chỉnh mức TLTT cũng như quy định pháp lý ràng buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, cung cấp, cập nhật dữ liệu để làm căn cứ tính toán mức TLTT, dẫn đến việc xác định, tính toán mức TLTT chưa khoa học, chưa sát thực tế…
Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo
Từ kết quả đánh giá, các đại biểu cho rằng cần có quy định về TLTT đối với NLĐ không có HĐLĐ hoặc không có quan hệ lao động; ban hành nghị định về mức lương tối thiểu ấn định theo giờ đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tiền lương để hỗ trợ cho công tác dự báo, ấn định mức TLTT, bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận (0)