Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động. Trường hợp nghỉ ốm trong thời gian báo trước có được tính không?
Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo Điều 37 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn như sau:
Ít nhất 3 ngày làm việc với người không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận; Không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận; Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; Ốm đau, tai nạn đã điều trị với thời gian nêu trên mà khả năng lao động chưa hồi phục; Bản thân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc hoặc được bầu, bổ nhiệm làm việc ở cơ quan dân cử, cơ quan Nhà nước mà đang làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc thời hạn dưới 12 tháng;
- Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn; Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn; Theo chỉ định của cơ sở y tế khi lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.
Bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế được tính vào thời hạn báo trước khi nghỉ việc
Nghỉ ốm đau có được tính vào thời hạn báo trước?
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của khám chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy).
Theo đó, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng điều kiện sau (kể cả trong thời gian báo trước khi nghỉ việc): Bị ốm đau phải nghỉ việc; Có xác nhận của cơ sở y tế.
Do đó, nghỉ ốm đau trong thời gian này vẫn được tính vào thời hạn báo trước khi nghỉ việc.
Bình luận (0)