xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngược đãi "bà bầu"

Bài và ảnh: Mai Chi

Trong khi pháp luật lao động đề cao việc bảo vệ thai sản cho lao động nữ thì tại một số doanh nghiệp, lao động nữ vẫn bị xâm phạm quyền lợi

“Người ta nói phụ nữ mới sinh mà khóc nhiều sẽ không tốt nhưng nghĩ về cách đối xử của công ty với mình, tôi không cầm lòng được. Càng nghĩ tôi càng thấy buồn. Cứ dặn lòng không khóc mà nước mắt cứ trào ra”. Chị Lê Thị Thu Tiên (ngụ tại quận 12, TP HCM) vừa lau nước mắt vừa kể về việc bị Công ty CP Dược phẩm Quan Sơn (huyện Bình Chánh, TP HCM) đột ngột cho nghỉ việc khi đang mang thai tháng thứ 9.

Nhiều sai phạm

Chị Tiên vào làm trình dược viên cho Công ty Quan Sơn từ tháng 10-2010. Trong suốt quá trình làm việc, chị luôn hoàn thành tốt công việc và vượt doanh số bán hàng mà công ty đề ra. Cụ thể, công ty quy định nhân viên phải đạt doanh số 25 triệu đồng/tháng trong khi chị Tiên luôn đạt bình quân từ 70-100 triệu đồng/tháng, tháng thấp nhất cũng đạt 40 triệu đồng. Thế nhưng, ngày 26-4-2014, công ty đột ngột đưa quyết định thôi việc và yêu cầu chị phải bàn giao công việc trước ngày 29-4.

Lao động nữ mang thai luôn thiệt thòi hơn cả khi bị doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi
Lao động nữ mang thai luôn thiệt thòi hơn cả khi bị doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi

Bị cho nghỉ việc khi ngày sinh cận kề nhưng không được hưởng bất kỳ chế độ nào khiến cuộc sống của chị Tiên gặp rất nhiều khó khăn. Đã vậy, hơn 14 triệu đồng là doanh số bán hàng của chị công ty cũng lờ luôn. “Sau nhiều lần liên hệ, bà Lê Thị Ngọc Lan, giám đốc công ty, yêu cầu tôi phải tự viết đơn xin thôi việc và trả lại toàn bộ giấy tờ, hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã ký mới chịu trả khoản tiền này nhưng tôi không đồng ý nên đến giờ công ty vẫn chây ì, không trả” - chị Tiên nói.

Theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ nhưng Công ty Quan Sơn lại đặt ra cái gọi là “hợp đồng khoán việc”. Theo đó, phải sau 12 tháng làm việc, người lao động mới được “hưởng chế độ Công đoàn, BHXH, BHYT”. Chị Tiên giải thích “hưởng BHXH, BHYT” không có nghĩa là được tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định mà nhân viên chỉ được “hưởng” thêm tờ quyết định trong đó có ghi “được hưởng mức BHXH là 500.000 đồng/tháng. Số tiền này, nhân viên sẽ xác nhận cho công ty vay với lãi suất 3%/tháng”. Chị Tiên cho biết đã nhận được quyết định “hưởng BHXH” từ ngày 25-6-2013, đến nay, con chị Tiên đã gần 4 tháng nhưng công ty vẫn chưa trả khoản “vay” này cho chị.

Để làm rõ khiếu nại của người lao động, chúng tôi đã được ông Lê Thành Trung, phó giám đốc công ty, hẹn gặp. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến công ty thì được thông báo “phó giám đốc nghỉ phép”. Từ đó đến nay, chúng tôi nhiều lần liên lạc nhưng không được phản hồi.

Uất ức dẫn đến trầm cảm

Chị Nguyễn Thị Mai Anh - trợ lý tổng giám đốc, làm việc ở chi nhánh Công ty TNHH World Nets Việt Nam đóng tại quận Phú Nhuận, TP HCM - cũng đột ngột bị cho nghỉ việc khi đang mang thai. Mai Anh kể: Sáng 6-12-2013, ông N.V.A, tổng giám đốc, gọi điện thoại bảo chị không cần vào công ty làm việc vì công ty đang có chút vấn đề và ra lệnh cho chị đi giải quyết một số công việc bên ngoài.

Theo lệnh, chị đăng nhập vào hộp thư công ty để giải quyết công việc thì không vào được. Hỏi đồng nghiệp, chị mới biết hộp thư của mình đã bị công ty khóa và chị đã bị sa thải. Sau đó, chị Mai Anh nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ ký ngày 6-12-2013 với lý do “không đáp ứng yêu cầu công việc được giao”. Ghi lý do là vậy nhưng khi chị liên hệ với lãnh đạo công ty yêu cầu bồi thường vì hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì nhận được câu trả lời chị bị sa thải nên công ty không có nghĩa vụ bồi thường. “Sau khi bị cho thôi việc, có rất nhiều công ty mời tôi về làm việc nhưng sau đó biết tôi đang mang thai, họ kiếm cớ từ chối hết. Đang mang thai, lại bị mất việc oan uổng, giai đoạn đó tôi rơi từ trạng thái lo lắng, uất ức dẫn đến trầm cảm” - chị Mai Anh cho biết.

Trao đổi với chúng tôi về khiếu nại của chị Mai Anh, ông Minh, trưởng phòng pháp chế của công ty, trả lời: “Quyết định của công ty chúng tôi là có căn cứ pháp lý, còn chuyện đúng hay sai do tòa án quyết định”. 

Vừa phạm luật vừa nhẫn tâm

Ngay từ khi Bộ Luật Lao động ra đời (năm 1994), nhà nước đã có những quy định đặc biệt dành cho lao động nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ nhằm bảo vệ quyền làm việc của họ. Sau mỗi lần sửa đổi, vấn đề này ngày càng được đề cao và hoàn thiện. “Những DN cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc không những đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà xét về quan hệ giữa người với người thì đó là hành động hết sức nhẫn tâm” - luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, nhận định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo