Thông tin được đề cập đến trong tài liệu mới phát hành của nền tảng tuyển dụng trực tuyến Glints (văn phòng quận 3, TP HCM).
Theo đó, hơn 63% công ty đang gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân tài. Suy thoái kinh tế đem đến cảm giác bất ổn và không chắc chắn cho nhiều người. Đối với người lao động, họ có thể phải đối mặt với tình trạng "đóng băng" tiền lương hoặc thưởng hàng năm khi các doanh nghiệp "thắt lưng buộc bụng".
Xây dựng văn hóa tích cực và gắn kết là chìa khóa cho sự thành công của mọi doanh nghiệp
Bên cạnh đó, việc hạn chế tuyển dụng có thể dẫn tới khối lượng công việc nhiều hơn. Doanh nghiệp mong đợi nhân viên đảm nhận thêm vai trò và trách nhiệm bổ sung.
Tình hình kinh tế kém khả quan cũng buộc doanh nghiệp phải gác lại nhiều kế hoạch và dự án do lo ngại chi phí. Điều này khiến nhân viên khó cảm thấy có mục đích và tự tin hơn về tương lai.
Khảo sát này đánh giá trong bối cảnh đó, sự gắn kết của nhân viên càng quan trọng hơn. Một tổ chức có đội ngũ nhân sự gắn kết, có thể tăng trưởng lợi nhuận thêm 300% so với công ty có nhân viên thiếu gắn kết.
Một số dấu hiệu để nhận diện nhân viên gắn kết như: rất nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, theo đuổi cơ hội phát triển, sáng kiến và đổi mới, cống hiến hết mình và giao tiếp tốt.
Theo Glints, để tăng sự sắn kết, doanh nghiệp cần phát triển văn hóa tập trung vào trải nghiệm làm việc toàn diện, bao gồm phát triển cá nhân, được tham gia bình đẳng và sự hài lòng.
Đáng chú ý, 55% sự gắn kết của nhân viên được thúc đẩy bởi những công nhận phi vật chất. Trong khi, 3 lý do chính khiến người lao động rời bỏ tổ chức là: không cảm thấy vai trò lãnh đạo được thể hiện rõ ràng, mong đợi được tích lũy kinh nghiệm làm việc liên tục, nhận thấy không có tiềm năng phát triển sự nghiệp tại công ty.
Bình luận (0)