Đằng sau những nỗ lực cắt giảm, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những mất mát lớn hơn về năng suất và lòng trung thành của nhân viên. Theo khảo sát của Anphabe, chỉ số niềm tin, nỗ lực tự nguyện và can kết gắn bó của người lao động đang sụt giảm mạnh, thậm chí xuống thấp hơn cả mức ghi nhận tại giai đoạn khủng hoảng do dịch COVID-19.
Biểu đồ chỉ số niềm tin của người lao động sụt giảm
Ngoài ra, có 40% nhân tài trong ngành cho biết họ không nhìn thấy cơ hội phát triển ở doanh nghiệp hiện tại, và ít nhất khoảng 60% người lao động cảm thấy bộ kỹ năng của mình đã trở nên lỗi thời so với nhu cầu mới của công việc. Đáng chú ý, theo khảo sát toàn cầu của LinkedIn (tính đến tháng 1-2023), Gen Z là thế hệ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến cơ hội phát triển kỹ năng (45%) và thăng tiến trong sự nghiệp ( 47%) so với Gen X.
Người lao động lo lắng về thu nhập trong thời gian sắp tới
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường tiềm ẩn nhiều điều không chắc chắn, người lao động cũng trở nên lo lắng và bất an hơn về thu nhập và cơ hội phát triển trong tương lai. Theo khảo sát của Anphabe, có đến 78% người lao động trong ngành lựa chọn "Thu nhập ổn định" là mối quan tâm hàng đầu trong 12 tháng sắp tới, tiếp đến là "Định hướng phát triển tương lai" và "Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp". Ngoài ra, sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất cũng là 2 yếu tố đang ngày càng được người lao động quan tâm.
Mối quan tâm lớn nhất của người đi làm trong thời gian tới
Theo đó, tiêu chí lựa chọn nơi làm việc của người lao động trong ngành cũng có sự thay đổi rõ rệt. Khảo sát của Anphabe với nhân tài ngành công nghệ thông tin/viễn thông/ngân hàng/tài chính/bảo hiểm cho biết, họ sẽ không lựa chọn làm việc tại các công ty không có các yếu tố: "Công việc ổn định"; "Quy trình làm việc hiệu quả và hợp tác"; "Chuyên nghiệp"; "Môi trường an toàn & ổn định" và "Công bằng & tôn trọng". Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua, yếu tố "Công việc ổn định" trở thành tiêu chí lựa chọn nơi làm việc hàng đầu.
Bình luận (0)