xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những chế độ được hưởng khi công chức xin thôi việc

V.Linh

(NLĐO) - Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ theo quy định và các chế độ BHXH khác nếu được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức có thẩm quyền

Hiện công chức xin thôi việc theo nguyện vọng diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trong thời gian gần đây, nhưng nhiều người vẫn chưa biết nhiều về các quy định và chế độ được hưởng.
Được xin thôi việc theo nguyện vọng

Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về thôi việc đối với công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý; Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP cũng quy định một trong các trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc là khi công chức nghỉ việc theo nguyện vọng và được cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức có thẩm quyền đồng ý.

Như vậy, theo các quy định này, công chức hoàn toàn có quyền được xin nghỉ việc theo nguyện vọng. Tuy nhiên, nếu vì các lý do sau đây thì công chức sẽ không được giải quyết cho thôi việc: Đang luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật/truy cứu trách nhiệm hình sự; Chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết khi được xét tuyển với cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chưa thanh toán xong các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của công chức với cơ quan, tổ chức, đơn vị; Đơn vị, cơ quan, tổ chức chưa bố trí được người thay thế hoặc do yêu cầu công tác mà không thể cho công chức nghỉ việc.

Những chế độ được hưởng khi công chức xin thôi việc - Ảnh 1.

Theo quy định, công chức có quyền được xin nghỉ việc theo nguyện vọng

Như vậy, nếu có 4 lý do nêu trên, công chức sẽ không được xin nghỉ việc theo nguyện vọng. Và bắt buộc khi công chức xin nghỉ việc theo nguyện vọng, công chức phải làm đơn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị đưa ra quyết định thôi việc bằng văn bản nếu đồng ý cho công chức nghỉ việc; Trả lời bằng văn bản để từ chối trong đó có nêu rõ lý do nếu không đồng ý cho công chức thôi việc.

Những chế độ được hưởng

Khoản 2 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức quy định: Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP nêu rõ: Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 5 Nghị định này và chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Do vậy, công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ thôi việc và các chế độ BHXH khác. Tuy nhiên, nếu chưa được đồng ý mà tự ý nghỉ thì sẽ không được hưởng chế độ này và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng nếu có.

Theo đó, các chế độ công chức được hưởng khi nghỉ việc gồm: Trợ cấp thôi việc. Mức trợ cấp thôi việc của công chức được tính theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP như sau: Cứ mỗi năm làm việc làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng. Mức thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng. Trong đó, mức lương tính trợ cấp thôi việc của công chức gồm lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Những chế độ được hưởng khi công chức xin thôi việc - Ảnh 2.

Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ thôi việc và các chế độ BHXH khác. Ảnh: Hoàng Triều

Cách tính thời gian làm việc để tính mức trợ cấp thôi việc cho công chức được quy định gồm tổng thời gian tính theo năm có đóng BHXH chưa nhận trợ cấp thôi việc/trợ cấp phục viên gồm các khoảng thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội; làm việc trong quân đội, công an; làm việc trong công ty nhà nước; làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan giao trong tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội…; được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng; nghỉ được hưởng lương; nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, dưỡng sức…; bị kỷ luật/chịu trách nhiệm hình sự mà đã được kết luận là oan, sai; bị tạm đình chỉ công tác; thời gian khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ…; nếu thời gian này lẻ thì dưới 3 tháng sẽ không được tính; từ đủ 3 - 6 tháng thì tính bằng1/2 năm làm việc; từ trên 6 - 12 tháng thì tính bằng 1 năm làm việc.

Ngoài ra, theo quy định của Luật BHXH, mức hưởng BHXH 1 lần của công chức nghỉ việc theo nguyện vọng được tính như sau: Mức hưởng = (1,5 x (nhân) mức bình quân tháng lương x (nhân) thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x (nhân) mức bình quân tháng lương x (nhân) thời gian đóng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo