Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi thông tư 08/2013/TT-BNV về bổ sung, sửa đổi một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn bao gồm:
Căn cứ theo Thông tư 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội Vụ nâng lương trước thời hạn cho người lao động, công chức, viên chức
Thứ nhất, với cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát).
- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
Thứ hai, những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Thứ ba, những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Căn cứ theo quy định tạo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về điều kiện được nâng lương trước hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ như sau:
Điều kiện được hưởng nâng lương
Với trường hợp này, đối tượng được áp dụng trong thông tư bắt buộc phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của thông tư. Đồng thời phải lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31-12 của năm xét nâng lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng lương thường xuyên thì được xét nâng lương một bậc trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
Cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương phải lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, được cấp có thẩm quyền công nhận
Ngoài ra, số lần được nâng lương do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện được quy định sẽ không thực hiện liên tiếp 2 lần.
Trường hợp được xét tăng lương thường xuyên
Theo đó, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 1, đã quy định những trường hợp được xét tăng lương thường xuyên, bao gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
Tiêu chuẩn xét nâng lương trước thời hạn
Đối với cán bộ, công chức
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
Đối với viên chức và người lao động
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Bình luận (0)