Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm CN chưa được quy định cụ thể trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, đây lại là đối tượng chiếm phần lớn trong thị trường lao động. Theo cách hiểu thông thường, CN là người lao động (NLĐ) phổ thông, thông qua hợp đồng lao động hoặc giao kèo để kiếm tiền bằng cách lao động chân tay.
Thực tế, có rất nhiều ngành nghề cần đến CN như xây dựng, dệt may, da giày, thủy điện, chế tạo ô tô… Phần lớn họ thường làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, KCN…
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và NLĐ thỏa thuận và trả lương. Do vậy, có thể hiểu, lương của CN trong năm 2020 ít nhất phải bằng: Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (tăng 240.000 đồng/tháng so với năm 2019). Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (tăng 210.000 đồng/tháng so với năm 2019). Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2019). Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (tăng 150.000 đồng/tháng so với năm 2019). Với những CN làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% mức này.
Đây là mức lương tối thiểu, pháp luật luôn khuyến khích doanh nghiệp trả lương ở mức cao hơn cho NLĐ.
Ví dụ, đơn giá CN xây dựng được quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 15-2-2020 cao hơn mặt bằng chung lương của CN theo quy định nêu trên. Cụ thể: Vùng I: Từ 213.000 - 280.000 đồng/ngày; Vùng II: Từ 195.000 - 260.000 đồng/ngày; Vùng III: Từ 180.000 - 246.000 đồng/ngày; Vùng IV: Từ 172.000 - 237.000 đồng/ngày.
Bình luận (0)