Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu (LTT) vùng áp dụng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực từ 1-1-2020.
Cụ thể:
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp (DN) hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.420.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 157);
- Đối với NLĐ làm việc ở DN hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.920.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng).
- Đối với NLĐ làm việc ở DN hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.430.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).
- Đối với NLĐ làm việc ở DN hoạt động trên địa bàn vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).
Lao động có tay nghề cao ở Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn
Mức LTT vùng quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
Không thấp hơn mức LTT vùng đối với NLĐ làm công việc giản đơn nhất;
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Những người có bằng cấp, chứng chỉ sau đây được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề:
- Chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng CĐ, chứng chỉ ĐH đại cương, bằng ĐH, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định 90-CP ngày 24/11/1993;
- Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp CĐ, bằng tốt nghiệp ĐH, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục ĐH và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005 ;
- Chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp CĐ nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề ;
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp theo Luật Việc làm.
- Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục ĐH theo quy định tại Luật Giáo dục đại học.
- Văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.
Lao động có tay nghề cao ở Cảng Bến Nghé
Ngoài ra, người đã được DN đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được DN kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề cũng được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Kể từ ngày 1-1-2020 sẽ có một số thay đổi sau trong việc áp dụng LTT vùng:
Huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước), TP Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bình Tre): Được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II (từ 3.250.0000 đồng lên 3.920.000 đồng), tăng 20,62%.
Huyện Đông Sơn, Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa); Huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An); Huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre): Được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III (từ 2.920.0000 đồng lên 3.430.000 đồng), tăng 17,47%.
Bình luận (0)