Con số này tăng gần 2,7 triệu người so với cùng kỳ, tăng hơn 697.200 người so với hết năm 2021. Theo BHXH Việt Nam, công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT của toàn ngành vẫn có thể vượt số thu theo kế hoạch năm 2022, nhưng tỉ lệ nợ cũng đang ở mức khá cao, cần có các giải pháp quyết liệt để bảo đảm hạ mức 2,5%-3% số phải thu. Để mở rộng số người tham gia, BHXH các địa phương phải rà soát, phát huy cao nhất tiềm năng ở các nhóm nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên, hộ cận nghèo và nghèo đa chiều vừa ra khỏi diện hỗ trợ BHYT.
Tính đến cuối tháng 7-2022, trên địa bàn TP Hà Nội có gần 76.000 đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH hơn 4.905 tỉ đồng (tăng hơn 142 tỉ đồng so cùng kỳ năm trước). Trong đó, số nợ của các đơn vị ngừng, dừng giao dịch, thuộc diện không thể thu hồi gần 1.367 tỉ đồng (chiếm 27,9% tổng số nợ). Tương tự, tại TP HCM hiện còn gần 400 tỉ đồng nợ BHXH của khoảng 7.500 đơn vị sử dụng lao động có chủ bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản, dừng hoạt động.
Tư vấn chính sách BHXH cho người lao động tự do tại tỉnh Khánh Hòa
Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy đến cuối năm 2021, tổng số nợ BHXH bắt buộc trong cả nước là hơn 10.200 tỉ đồng, trong đó khoảng 1/3 (hơn 3.200 tỉ đồng, gồm gần 2.300 tỉ đồng nợ gốc và khoảng 930 tỉ đồng lãi chậm nộp phát sinh) là khoản nợ rất khó đòi do hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, giải thể hay chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn... Do đó, quyền lợi chính đáng của hàng trăm ngàn người lao động có nguy cơ bị mất trắng.
Bình luận (0)