Tại chương trình đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với công nhân tổ chức cuối tuần qua, phản hồi trăn trở của công nhân về việc sửa đổi Luật BHXH, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết Bộ này đang chủ trì, hiện đã hoàn tất xong hồ sơ thủ tục với 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm và Quốc hội cho phép năm 2023 sẽ trình Quốc hội. Trong các nhóm này sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH. "Trước đây, chúng ta quy định 20 năm. Dự thảo rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với tinh thần đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ít, trên tinh thần công bằng, chia sẻ - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho biết.
Xung quanh ý kiến này, trên Báo NLĐO có bài viết: "Ồ ạt rút BHXH một lần: Tuổi nghỉ hưu quá cao". Bài viết nhận được sự đồng thuận của đa số bạn đọc Báo Người Lao Động. Bạn đọc Nguyễn Đông Vũ, nhận xét: "Quá hay Báo đăng bài này rất chuẩn rất đúng thực trạng tâm lý người Lao động. Chỉ có những người làm luật là cố tình không nhìn thấy không nghe thấy không cảm nhận được". Tương tự, bạn đọc Nguyễn Thị Thu Hà bày tỏ: "Bài viết đúng quá, cá nhân tôi thấy giảm tuổi nghỉ hưu mới là vì quyền lợi người lao động". Còn theo bạn đọc Lâm Duy Quân, bài viết quá có cái nhìn rất đúng và có tính công bằng văn minh. "Đi làm đóng BHXH ai mà không muốn được nghỉ hưu để nhận lại số tiền mình đã đóng trước đó. Nếu tiền lương hưu hàng tháng quá ít thì ai không muốn nhận 1 lần. Mong sớm có luật sửa đổi để người lao động yên tâm" – bạn đọc này viết. Cùng góc nhìn, bạn đọc Ngô Bá Hương bày tỏ: " Rất nhiều ý kiến hay và hợp lý. Ủng hộ phương án tuổi nghỉ hưu do người lao động tự quyết định. BHXH cần sòng phẳng với người lao động đóng mức nào hưởng mức đó, đóng bao nhiêu năm hưởng bấy nhiêu năm. Không cần đợi đủ 60-62 tuổi vì có đủ sức khỏe để đợi đâu".
Tương tự, bạn đọc Hùng Nguyễn cũng cho rằng bài viết rất thực tế. Vấn đề cốt lõi hiện nay là tuổi nghỉ hưu. Các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang bảo thủ, lý thuyết, chưa xây dựng luật xuất phát từ nhu cầu xã hội. Bộ Lao động Thương binh và xã hội đề xuất và bảo vệ bằng được việc tăng tuổi nghỉ hưu nhưng chỉ sau 1 năm đã làm bất ổn trong lĩnh vực bảo hiểm. Sai thì sửa, rất mong các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe được điều này". Với bạn đọc tên Quang, vấn đề chính nằm ở tuổi được nghỉ hưu. "Theo cá nhân tôi thì quy định cụ thể thời gian đóng bảo hiểm là 20 năm hay 30 năm là bình thường nhưng khi người lao động đóng xong thì có quyền nghỉ hưu không cần chờ đến tuổi nào cả, ai đóng nhiều hưởng nhiều,ai đóng ít hưởng ít. Mong rằng các cán bộ quản lý, các nhà làm luật dám nhìn thẳng vào sự thật,sự bức xúc của người lao động mà làm cho công tâm,có tâm có tầm"- bạn đọc tên Quang nói.
Bạn đọc Đinh Thìn góp ý: "Tuổi nghỉ hưu 60 - 62 đa số làm ở nhà nước thấy còn thấp, họ thấy còn "Cống hiến" thêm ba bốn năm nữa, trong khi làm ở doanh nghiệp thì ngoài 40 coi như đã già rồi. Luật lao động còn phân biệt người lai động khối nhà nước hưởng theo mức bình quân 5 năm cuối là mức lương cao nhất trong quá trình tham gia BHXH người lao động ở doanh nghiệp thì tính bình quân mấy chục năm. Với trượt giá bao năm qua thì quá thiệt thòi". Bạn đọc Đại Hùng nói: "Tôi nghỉ Nhà nước nên linh hoạt ai đóng đủ thời gian qui định thì được lãnh hưu nhưng với tỷ lệ hợp lý chứ, đóng đủ rồi mà chờ đủ tuổi mới được lãnh hưu thì lâu quá, chưa nói chính sách nhà nước vài năm sau lại tăng tuổi hưu,thực tế là 50 rồi lên 55 rồi lên 60 giờ là 62, mọi người sẽ chon rút một lần". Bạn đọc Nguyễn Văn Nam thì đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi Luật Lao động về độ tuổi như cũ (Nam 60, nữ giới 55).
Theo bạn đọc Mai Anh, đã là bảo hiểm thì hãy thực hiện nguyên tắc "đóng đủ năm" là được hưởng đủ tiền, không cần tiếp tục đóng và không cần đủ tuổi, ngược lại rút sớm hay chưa đủ năm đóng mới bị trừ. Còn với bạn đọc Chu Minh Tuyển, phải đặt đối tượng người lao động chân tay để chế định tuổi nghỉ hưu và năm đóng bảo hiểm xã hội bởi đối tượng này chiếm số đông nhất trong xã hội và trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp, tập đoàn chỉ khống chế độ tuổi để ký hợp đồng. "Công bằng nhất là quy định 15 năm đóng BHXH là được nghỉ hưu, không kể tuổi. Người lao động chưa muốn nghỉ hưu thì có thể được làm đến khi 60 tuổi thì bắt buộc nghỉ hưu. Tiền lương hưu sẽ tính bình quân lương của 36 tháng gần nhất của người lao động" – bạn đọc này đề xuất.
55 tuổi trở lên là đủ thứ bệnh tật trong người
Bạn đọc Trần Liên viết: "Người lao động thì 55 tuổi trở lên là đủ thứ bệnh tật trong người, mắt mờ chân chậm, làm việc không năng suất, không có người sử dụng lao động nào muốn giữ mà tìm cách cho thôi việc. Người lao động phải nghỉ trước tuổi, bị trừ %, lương hưu chủ yếu là thuốc thang chữa bệnh, do vậy rút 1 lần là cách lựa chọn của nhiều ngươi. Tương tự, bạn đọc Nguyễn Văn Tuấn bức xúc: "Lao động nam làm ở nghành nghề độc hại, nặng nhọc như dệt may với 27, 28 năm tham gia bảo hiểm là sức khỏe giảm bệnh tật nhiều rồi, nay quy định phải đóng 35 năm. Tuổi phải 57 tuổi mới hưởng tối đa 75% lương hưu. Doanh nghiệp thì tận dụng người trẻ buộc NLĐ phải nghỉ sớm. Đến khi nghỉ hưu bị trừ % tuổi đời lẩn tuổi nghề quá nhiều và quá thiệt thòi cho NLĐ".
Bình luận (0)