Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có văn bản trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về giải pháp bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trước thực trạng doanh nghiệp (DN) nợ lương, nợ đóng BHXH cho người lao động (NLĐ).
Năm 2017, từ kết quả thanh tra của ngành BHXH phát hiện 42.263 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 88,2 tỉ đồng; có 50.734 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 47,3 tỉ đồng. Theo Bộ LĐ-TB-XH, dù đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này, song tỉ lệ nợ BHXH vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sự vào cuộc chưa thực sự quyết liệt của một số cấp ủy, chính quyền địa phương; ý thức chấp hành pháp luật của một số người sử dụng lao động chưa nghiêm, nhất là khu vực ngoài nhà nước; chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa quan tâm đến quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với NLĐ.
Năm 2017, từ kết quả thanh tra của ngành BHXH phát hiện 42.263 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 88,2 tỉ đồng
Để hạn chế tình trạng này, Bộ LĐ-TB-XH sẽ phối hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan (cơ quan lao động - thương binh và xã hội, BHXH, thuế, kế hoạch đầu tư) để nắm bắt chính xác số DN, NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, Bộ sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành đóng BHXH của cơ quan BHXH, trước hết tập trung kiểm tra, thanh tra các DN nợ đóng, chậm đóng BHXH, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ LĐ-TB-XH sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện quy trình khởi kiện ra Tòa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đồng thời chỉ đạo cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện khởi tố một số DN cố tình trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm răn đe đối với các DN khác.
Bình luận (0)