xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sơ suất nhỏ, hậu quả lớn

Bạch Đằng

Nhiều doanh nghiệp ban hành quy chế thiếu chặt chẽ khiến mỗi bên hiểu một nghĩa, dẫn đến tranh chấp

“Công ty quy định hằng năm, người lao động (NLĐ) được hưởng tháng lương thứ 13, những người làm không đủ năm thì được hưởng theo tỉ lệ tương ứng. Thế thì tại sao chúng tôi không được hưởng vì đó là lương kia mà?”. Đây là khiếu nại của 7 công nhân (CN) đã nghỉ việc của Công ty Trường Phát (quận Thủ Đức, TP HCM) gửi giám đốc công ty và các cơ quan chức năng mới đây.

Mơ hồ lương, thưởng

Cuối tháng 10-2016, hợp đồng lao động của 7 CN nêu trên hết hạn. Do đang gặp khó khăn về đơn hàng nên công ty không ký tiếp hợp đồng với họ. Sau khi hoàn tất thủ tục nghỉ việc thì giám đốc Nguyễn Văn Hưng nhận được đơn khiếu nại đòi lương tháng 13 của số CN này. Không chỉ vậy, một số CN nghỉ việc trước đó cũng đồng loạt gửi đơn.

Ông Hưng phân trần: “Gọi là lương tháng 13 nhưng thật ra đó là tiền thưởng. Để động viên NLĐ an tâm làm việc, hằng năm, dù làm ăn khó khăn hay thuận lợi, công ty đều cố gắng thu xếp thưởng cho CN tối thiểu 1 tháng lương. Từ trước đến nay, không ai thắc mắc, khiếu nại gì”.

Người lao động khiếu nại vì không được giải quyết quyền lợi thỏa đángẢnh: SONG BẢO
Người lao động khiếu nại vì không được giải quyết quyền lợi thỏa đángẢnh: SONG BẢO

Theo bà Nguyễn Thị Hương, trưởng phòng nhân sự, khi xây dựng quy chế, công ty nghĩ đơn giản rằng lương tháng 13 năm nào cũng trả vào đầu năm mới, đến thời điểm này mà những người nào làm việc chưa đủ năm sẽ được hưởng theo tỉ lệ tương ứng. “Chúng tôi không lường trước những trường hợp làm việc đã lâu nhưng đến năm nay mới nghỉ việc. Họ có lý khi lập luận rằng nếu công ty quy định là thưởng thì có thể xem xét lại nhưng đã là lương thì mặc nhiên họ phải được hưởng theo tỉ lệ thời gian làm việc” - bà Hương nhìn nhận.

Ngay sau khi truy trả đầy đủ tiền lương cho NLĐ theo tỉ lệ thời gian làm việc, ông Hưng đã yêu cầu phòng nhân sự và Công đoàn rà soát lại các quy định, cái nào chưa chặt chẽ thì phải sửa ngay. “Trước giờ, chúng tôi gọi lương tháng 13 là theo cách gọi của cơ quan nhà nước. Bản chất khoản tiền này cũng là lương vì hạch toán vào chi phí chứ không phải lợi nhuận sau thuế. Từ năm nay, chúng tôi sẽ gọi đúng tên là thưởng dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của NLĐ. Chúng tôi cũng sẽ quy định rõ đối tượng thưởng là NLĐ làm việc hết năm dương lịch. Sau thời điểm đó, dù họ có mặt hay không cũng đều có thưởng” - ông Hưng nhấn mạnh.

Tranh chấp vì tiền đồng phục, nghỉ mát

Cũng lùm xùm quanh việc giải quyết chế độ cho người nghỉ việc, bà Thái Thị Kim Liên, Giám đốc Công ty Phước An (huyện Nhà Bè, TP HCM), đã không kìm được tức giận trước giải thích của cán bộ phòng kế toán: “NLĐ đã nghỉ việc, ra khỏi công ty thì coi như không còn liên quan nên không được hưởng tiền đồng phục và nghỉ mát”.

Công ty quy định tiền đồng phục, nghỉ mát chi vào tháng 11 hằng năm. Nhiều người nghỉ việc từ tháng 9, tháng 10 giờ lại đến liên hệ đòi tiền đồng phục và nghỉ mát. Căn cứ để họ đòi quyền lợi là quy định “Trong năm, NLĐ làm việc thực tế từ 9 tháng trở lên thì được hưởng tiền đồng phục, nghỉ mát”.

Chị N.T.Th kể: “Tôi lấy vải vụn về may vỏ gối bán kiếm thêm thu nhập, bị bảo vệ bắt lập biên bản và công ty sa thải. Vừa rồi, một chị bạn làm chung hồi trước cho biết công ty trả tiền đồng phục và nghỉ mát. Chị nói tôi nghỉ việc từ tháng 10, tức là vẫn có tiêu chuẩn. Vì vậy tôi mới đi đòi”. Chị Th. còn rủ thêm một số bạn bè đã nghỉ việc, tổng cộng 12 người cùng gửi đơn khiếu nại.

Sau khi xem xét, có 9 người thỏa mãn điều kiện “làm việc đủ 9 tháng”, được công ty trả tiền đồng phục và nghỉ mát, mỗi người được 2,5 triệu đồng. Bà Kim Liên bộc bạch: “Ăn gian bao nhiêu đó của NLĐ, công ty cũng có giàu được đâu? Lẽ ra, khi NLĐ nghỉ việc, các bộ phận tham mưu phải rà soát kỹ các quy định nội bộ để giải quyết dứt điểm quyền lợi; không nên để họ thắc mắc, khiếu nại, gửi đơn khắp nơi, hậu quả là làm công ty mang tiếng như vậy”.

Phải giải thích cặn kẽ

Vụ việc tại Công ty Thiên Sơn (huyện Bình Chánh, TP HCM) cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp về việc phải thông báo công khai, rõ ràng để NLĐ nắm vững quyền và nghĩa vụ của mình.

Ông Võ Thanh Hải, giám đốc công ty, cho biết giữa năm ngoái, một người bạn thân không muốn tiếp tục kinh doanh nên sang nhượng cho ông một phần nhà xưởng và cho CN nghỉ việc. Hai bên đã bàn giao dứt điểm, phần của ai thì người đó giải quyết. “Sau đó một số CN xin vào làm việc, tôi nhận và ký hợp đồng với họ, chừng hơn 50 người. Đến cuối năm, công ty phát tiền thâm niên cho những người cũ (mỗi năm làm việc được 500.000 đồng) thì số mới phản ứng, đòi giải quyết quyền lợi. Khi phòng tài vụ giải thích, họ không thèm nghe, kéo lên phòng giám đốc la ó. Tôi phải nhờ cơ quan chức năng xuống giải thích, họ mới chịu nghe” - ông Hải kể.

Ngay sau đó, Thiên Sơn đã tổ chức 3 buổi học tập nội quy, quy chế của công ty, thỏa ước lao động tập thể, một số nội dung cơ bản của Bộ Luật Lao động và Luật BHXH. “Tôi mời cả cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM đến phổ biến cho anh em. Một số NLĐ còn lơ mơ lắm, nghe cái gì dính tới quyền lợi là họ ào lên đòi mà không cần biết căn cứ, quy định; còn cái gì thuộc về nghĩa vụ thì họ lại lơ đi. Làm chủ doanh nghiệp nhiều khi cũng bị stress dữ lắm” - ông Hải bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo