xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành xử như vậy sao hội nhập!

Khánh Lê

“Không chỉ mơ hồ về Luật Lao động, nhiều công nhân (CN) còn có cách hành xử quá đáng, gây bức xúc cho cán bộ điều hành quản lý. Nếu không tự uốn nắn, thay đổi nếp nghĩ, việc trụ lại với nghề còn khó chứ nói gì đến nâng cao khả năng hội nhập” - ông Cao Đức Nghĩa, giám đốc một doanh nghiệp (DN) gia công hàng may mặc xuất khẩu ở TP HCM, đã thốt lên khi chứng kiến kiểu hành xử khó chấp nhận của nhóm CN trong một vụ ngừng việc mới đây.

 

img

 

Theo thông báo của công ty trước khi nghỉ Tết, mùng 8 tháng giêng là thời hạn CN trở lại làm việc. Đến hẹn, thấy CN tập trung đầy đủ, ban giám đốc công ty mừng ra mặt. Thế nhưng, niềm vui ấy chẳng được bao lâu khi một nhóm CN đưa ra “yêu sách” chỉ làm 2 giờ, sau đó ra về vì… chưa bắt nhịp với công việc. Ban đầu, cán bộ quản lý tưởng họ nói cho vui nên không để ý. Đến khi chứng kiến nhóm CN nói trên tự ý đóng cầu dao điện và ra về thì té ngửa. Dù được thuyết phục, nhóm CN vẫn bất chấp, phớt lờ khuyên nhủ của lãnh đạo DN khiến tình hình căng thẳng. Cơ quan chức năng địa phương xuống vận động cũng không ăn thua, thậm chí còn bị nhóm CN này gây khó dễ. Phải đến khi giám đốc công ty “dọa” sẽ kỷ luật lao động thì họ mới chịu quay trở lại làm việc. “Biết sai mà vẫn không nhận lỗi, lại còn tùy tiện bỏ việc, hành vi này rất đáng phê phán. Nếu khách hàng biết chuyện thì uy tín DN sẽ bị ảnh hưởng, lúc đó đời sống việc làm của CN có được bảo đảm?” - ông Nghĩa ngán ngẩm.

Chuyện xảy ra ở công ty ông Nghĩa không phải hiếm. Ở một số DN, hiện tượng CN “phá rào”, vi phạm nội quy lao động, thiếu tác phong công nghiệp và có những đòi hỏi vô lý đã gây không ít khó khăn cho công tác điều hành quản lý của DN. Gần đây nhất, chỉ vì bất đồng ý kiến với tổ trưởng mà nhóm CN ở một DN có vốn đầu tư nước ngoài (chuyên sản xuất ba lô, túi xách) đã trả đũa bằng cách dùng vật nhọn hủy hoại sản phẩm khiến DN bị thiệt hại khá nặng, mất uy tín với đối tác. Kiểu hành xử bột phát ấy ở một bộ phận CN không chỉ gây khó khăn cho người điều hành mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu DN.

“Làm cho DN mất uy tín từ những hành động thiếu suy nghĩ đồng nghĩa với việc CN tự đá đổ chén cơm của mình. Sắp tới, nếu thị trường lao động trong nước mở cửa với lao động nước ngoài, đòi hỏi lao động trong nước phải nâng cao kỹ năng nghề, đặc biệt là rèn giũa tác phong công nghiệp. Hành xử nông nổi và tùy tiện, thử hỏi họ sẽ hội nhập và cạnh tranh như thế nào?” - ông Hoàng Văn Bình, Giám đốc Công ty Thăng Bình (quận Bình Tân, TP HCM), bày tỏ.

Việc Việt Nam ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra rất nhiều cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động (NLĐ). Do vậy, theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, để thích ứng với hoàn cảnh, bản thân NLĐ phải biết nâng cao hiểu biết về pháp luật và hành xử có trách nhiệm trong quan hệ lao động. “Ứng xử trách nhiệm với nơi làm việc là cách tốt nhất để NLĐ giữ gìn hình ảnh đẹp và tạo niềm tin cho người sử dụng lao động. Đó cũng là điều kiện cần để DN ổn định việc làm, thu nhập cho bản thân trong bối cảnh hội nhập” - ông Chính bày tỏ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo