xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái cấu trúc quỹ hưu trí: trễ còn hơn không

Võ Đình Trí (*) (*) Đại học Kinh tế TPHCM, AVSE Global (TBKTSG)

Trong các đề xuất cải cách BHXH trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những nội dung quan trọng, nhằm đảm bảo cân đối thu chi bền vững của quỹ.


Nhưng nếu vẫn tiếp tục dựa trên cơ chế pay-as-you-go (PAYG) - tức khoản thu từ người đang có nghĩa vụ đóng góp được sử dụng chi trả cho người đang được hưởng quyền lợi từ chương trình hưu trí - như Việt Nam hiện nay thì khả năng mất cân đối sẽ không tránh khỏi. Chuyển dần sang cơ chế một phần đóng-hưởng trên cùng tài khoản (partially-funded defined-contribution) và đa dạng hóa kênh đầu tư của quỹ hưu trí là một số giải pháp cần được quan tâm hơn.

Tiếp tục như hiện nay, quỹ sẽ sớm thâm hụt

Ở Việt Nam, chính sách BHXH, trong đó quan trọng nhất là hưu trí, "chính thức" ra đời từ năm 1995, với việc triển khai bắt buộc cho người lao động trong mọi thành phần kinh tế và sự ra đời của cơ quan BHXH. Trong khoảng thời gian 15 năm đầu, sức khỏe tài chính của quỹ khá ổn (năm 2010 dự phòng của quỹ là 5,78 tỉ đô la Mỹ, khoảng 5% GDP) là nhờ vào các yếu tố như: quỹ mới thành lập, số lao động trẻ nhiều, số người nhận hưu trí còn ít vì quy định tối thiểu phải có 20 năm tham gia, người nhận sớm nhất khi bắt đầu tham gia vào năm 1995 cũng phải đến năm 2015.

Tái cấu trúc quỹ hưu trí: trễ còn hơn không - Ảnh 1.

Tuy nhiên, hệ thống hưu trí của Việt Nam vận hành theo cơ chế PAYG đang và sẽ gặp những thách thức như sau. Thứ nhất, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh do tuổi thọ trung bình tăng, tỷ lệ sinh giảm dẫn đến già hóa dân số nhanh, từ đó làm tăng mạnh tỷ lệ phụ thuộc của hệ thống. Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ phụ thuộc được dự báo lên đến một nửa vào năm 2050 (một người hưởng trên hai người đóng). Thứ hai, độ tuổi nghỉ hưu thấp so với tuổi thọ, vì tuổi trung bình nghỉ hưu là 54,3 tuổi (WB, 2012). Theo lộ trình tăng tuổi hưu như đề xuất hiện nay thì việc tăng tuổi cũng không giải quyết được vấn đề một cách cơ bản. Thứ ba, các chi trả cho những người hưởng hiện nay mà phần đóng góp trước năm 1995 là rất ít, hoàn toàn là lao động thuộc khu vực nhà nước.

Ngoài ra, tỉ lệ mức lương hưu so với lương đóng quỹ cao (tối đa 75%) trong khi hiệu quả đầu tư ròng của quỹ hưu trí là thấp (xem hình minh họa), và tỷ lệ tham gia quỹ trong độ tuổi lao động còn rất thấp. Những nguyên nhân trên, đương nhiên dẫn tới hiện giá của quỹ sẽ thấp hơn hiện giá các nghĩa vụ thanh toán trong tương lai.

Tái cấu trúc quỹ hưu trí

Nhiều quốc gia có quỹ hưu trí theo mô hình PAYG, nhất là các nước phát triển, đã nhận thấy từ lâu rằng sự thay đổi trong cấu trúc dân số và áp lực chi tiêu công đòi hỏi phải chuyển dần cơ chế hoạt động của quỹ sang hướng nhiều trụ cột (multi-pillar scheme), trong đó đóng-hưởng trên chính tài khoản của người tham gia là một trụ cột chính (gồm cả bắt buộc hay tự nguyện).

Pháp là một ví dụ. Dự báo mô hình PAYG sẽ bị mất cân đối nên từ năm 1999, nước này đã lập ra quỹ hưu trí dự phòng (Le Fonds de Réserve pour les Retraites - FRR) để chuẩn bị cho thâm hụt từ năm 2020 trở đi. Mặc dù bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm nhân thọ (assurance vie) giải quyết phần nào áp lực nhưng sức ép buộc chính phủ Pháp chuyển sang mô mình hỗn hợp, có đóng-hưởng trên cùng một tài khoản cá nhân, hiện cũng đang rất cấp bách và được thảo luận nhiều.

Bên cạnh việc tổ chức lại cơ chế vận hành quỹ hưu trí, hiệu quả đầu tư của quỹ hưu trí công cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Trong trường hợp quỹ có thặng dư và lượng tiền nhàn rỗi lớn (của các tài khoản cá nhân vẫn trong giai đoạn tích lũy), ngoài tiêu chí an toàn thì sinh lợi cũng là một tiêu chí quan trọng vì quyền lợi chi trả trong tương lai phải tính đến lạm phát. Chính vì vậy, nhiều quỹ hưu trí của nhiều nước là nhà đầu tư lớn trên thị trường tài chính, trong nước và quốc tế. Danh mục đầu tư của các quỹ này rất đa dạng, từ trái phiếu, cổ phiếu, đến bất động sản, hay cho vay/ký gửi.

Cơ chế PAYG đem lại một số lợi ích trước mắt cho Việt Nam như tận dụng lao động trẻ, chi trả ngay quyền lợi, và ưu tiên hơn đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Thế nhưng, cấu trúc dân số và lao động trong khu vực nhà nước đang thay đổi nhanh chóng, không thể dựa mãi vào cơ chế PAYG.

Muốn vậy, Việt Nam cần tăng nhanh số người tham gia quỹ hưu trí bắt buộc, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức, người lao động tự do. Tiếp đến, cần thực hiện nhanh giai đoạn chuyển giao sang hình thức đóng - hưởng trên cùng tài khoản (trước tiên là một phần), với việc chuẩn bị một quỹ dự phòng hưu trí. Bên cạnh đó, quy định đầu tư của quỹ hưu trí (quỹ BHXH) cần linh hoạt và đa dạng hơn, hướng đến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cần những người quản lý quỹ chuyên nghiệp trong cơ quan quản lý quỹ. Cuối cùng, tính minh bạch và giải trình của quỹ cũng cần thực hiện đối với những người đóng góp vào quỹ. Không như hiện nay, quỹ chỉ có trách nhiệm báo cáo đối với một số cơ quan nhà nước, và việc quyết định quỹ còn dựa nhiều vào mệnh lệnh hành chính, chưa có tính độc lập (như bị chỉ định mua trái phiếu chính phủ và cho ngân sách vay).

Việt Nam cần thực hiện nhanh giai đoạn chuyển giao sang hình thức đóng - hưởng trên cùng tài khoản (trước tiên là một phần), với việc chuẩn bị một quỹ dự phòng hưu trí.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo