Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn (CĐ) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, CNVC-LĐ hiểu rõ các quy định của nhà nước cũng như các kiến thức về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phải tiếp tục triển khai nghị quyết của Tổng LĐLĐ Việt Nam về chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động; tăng cường đối thoại, thương lượng, giám sát chất lượng bữa ăn giữa ca, khởi kiện doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Song song đó, các cấp CĐ cần phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh, chế biến thực phẩm; tập hợp kiến nghị của đoàn viên và người lao động về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm để đề xuất thanh tra, xử lý. Trong quá trình thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các cơ quan báo chí trong hệ thống CĐ phải mở chuyên trang, chuyên mục về an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn giữa ca của công nhân và thông tin về những đơn vị sai phạm để cảnh báo, bảo vệ người lao động.
Bình luận (0)