xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng lương tối thiểu vùng: Chần chừ gì nữa!

VĂN DUẨN

Nhu cầu tăng lương của công nhân lao động là cấp thiết và chính đáng do thu nhập ít ỏi dẫn đến cuộc sống bấp bênh, đầy khó khăn

Chiều 26-4, Viện Công nhân (CN) và Công đoàn - Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất - kinh doanh". Hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận cao về việc phải tăng lương tối thiểu (LTT) cho CN và không nên trì hoãn, lùi thời điểm tăng.

Đời sống công nhân bấp bênh

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết hội thảo diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế; đồng thời Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa "chốt" tăng mức LTT vùng 6% sau gần 2 năm "lỗi hẹn" với người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, thời gian qua xuất hiện nhiều ý kiến xoay quanh mối quan hệ giữa tăng lương và phục hồi, phát triển kinh tế.

Theo ông Hiểu, trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và NLĐ cùng đang gặp khó khăn, phải tiết kiệm từng đồng. "Dù tăng lương là tăng chi phí cho doanh nghiệp (DN) nhưng tăng lương cũng chính là khoản đầu tư sinh lời mạnh bởi nó giúp NLĐ có thêm hứng thú và động lực để làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng tốt, giúp DN phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh nhanh hơn, bền vững hơn" - ông Hiểu nhìn nhận.

TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện CN và Công đoàn, cho rằng tiền lương của NLĐ có mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều và biện chứng với sự ổn định của thị trường lao động, với sự phát triển sản xuất - kinh doanh của DN, của nền kinh tế, trong đó tiền lương với NLĐ phải là yếu tố đi trước. "Nhưng thực tiễn thực hiện thì sao?" - ông Tiến đặt câu hỏi.

Theo ông Tiến, tính toán của Viện CN và Công đoàn từ số liệu thống kê cho thấy CN trong DN hiện nay chỉ chiếm khoảng 15% dân số và khoảng 27% lực lượng lao động xã hội nhưng đã đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và từng bước cải thiện điều kiện làm việc của CN.

Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách kéo dài mà chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng. Đặc biệt, qua hơn 2 năm đại dịch diễn ra, những vấn đề đó tiếp tục được "lật tung" lên và hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn: Tiền lương thấp và thiếu tích lũy; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội thiếu bảo đảm.

Tăng lương tối thiểu vùng: Chần chừ gì nữa! - Ảnh 1.

Việc Chính phủ sớm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, tạo điều kiện cho người lao động sớm cải thiện cuộc sống. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Phải bảo đảm cuộc sống người lao động

TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện CN và Công đoàn, đã rơm rớm nước mắt khi nói về tình cảnh, đời sống của CN: "Chúng ta cứ nhìn trên truyền hình những đoàn xe máy chở CN rồng rắn về quê hoặc đến một KCN khác để sinh sống... Tài sản của CN có gì ngoài vợ con họ đang ngồi đằng sau và chiếc xe máy chở bao tải gồm tư trang, quần áo?".

Theo TS Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động, việc trả mức lương đủ sống cho NLĐ là vấn đề "sống còn" đối với DN. Bà Chi cho rằng đôi khi các bên nhìn nhận vấn đề tăng lương theo kiểu thắng - thua, chứ không phải là hai bên cùng thắng theo kiểu "NLĐ được hưởng mức lương cao hơn và DN cũng được hưởng lợi nhiều hơn". Nữ chuyên gia này cho rằng trong 2 năm đại dịch, không ai có thể phủ nhận những nỗi khổ của NLĐ.

"Nỗi khổ ấy không chỉ về vật chất, kinh tế, sức khỏe mà tinh thần cũng bị kiệt quệ. Một khảo sát của chúng tôi vào tháng 9-2021 cho thấy tỉ lệ bị bạo lực gia đình trong CN may, giày da tăng gấp đôi so với trước đó. Điều này rất kinh khủng, đó là lý do vì sao sau khi các địa phương phía Nam dừng thực hiện Chỉ thị 16 thì có hàng loạt CN bỏ về quê. CN có trở lại nhà máy hay không phụ thuộc vào việc DN đối xử với họ trong thời gian dịch cũng như thời gian sắp tới" - bà Chi nhìn nhận.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cũng cho rằng tiền lương đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước cũng như DN. Bà Minh nhấn mạnh: "Để có chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta phải có đội ngũ lao động tốt. Muốn vậy, chúng ta phải chăm sóc để NLĐ có cuộc sống tốt, nâng cao trình độ - và tiền lương là giải pháp đầu tiên để đạt được mục tiêu đó".

Báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của CNLĐ năm 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 3-2022 cho thấy nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của CN chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình CN sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật - Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết để giảm thiểu ngừng việc tập thể và đình công, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, cần có nhiều giải pháp một cách đồng bộ, cả trước mắt lẫn lâu dài, khắc phục các nguyên nhân đã nêu ở trên. Ông Quảng bày tỏ tâm đắc giải pháp được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất nêu trong báo cáo khuyến nghị phương án tiền LTT năm 2022 gửi Chính phủ.

"Việc Chính phủ sớm điều chỉnh mức LTT vùng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, vừa tạo điều kiện cho NLĐ sớm cải thiện cuộc sống vừa hỗ trợ tích cực cho hai bên trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ, hạn chế thấp nhất các tranh chấp lao động tập thể, đình công phát sinh" - ông Quảng nhấn mạnh.

Bữa cơm thiếu thịt, cá

Theo điều tra năm 2021 của Viện CN và Công đoàn, 5% CN được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ 1-2 lần/tuần) và 34% cho biết thỉnh thoảng có ăn (3 lần/tuần); 41% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Họ không dám đi khám bệnh vì không có tiền. Đối với lao động nhập cư, để bảo đảm cuộc sống, 11,2% NLĐ cho biết thường xuyên (hằng tháng) phải vay tiền, 35,6% thỉnh thoảng (3-4 tháng/lần) phải đi vay...

Khảo sát vào tháng 4-2022 của Viện CN và Công đoàn cho thấy 69,8% DN được hỏi ủng hộ quan điểm tăng LTT vùng từ ngày 1-7-2022.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo