xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tuổi nghỉ hưu: Dân số có già nhưng liệu có khỏe?

Khánh Linh ẢNH: TRỰC NGÔN

(NLĐO) -Theo nhiều bạn đọc, quy định tuổi về hưu nên phân ra từng lĩnh vực ngành nghề sao cho phù hợp.

Một trong những lý do mà Ban soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra khi đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu là tuổi thọ trung bình của dân số cả nước là 73,4 (năm 2016), trong đó nam 70,8 tuổi, nữ 76,1 tuổi. Trong khi, tuổi nghỉ hưu trung bình của nam là 54,2 và nữ là 52,6. Điều này đồng nghĩa thời gian hưởng lương hưu rất dài (16,6 năm trung bình với nam và 23,5 năm với nữ). Nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động. Do đó, việc nâng tuổi nghỉ hưu có thể thực hiện được.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Dân số có già nhưng liệu có khỏe? - Ảnh 1.

Nếu điều kiện sống tốt, điều kiện làm việc tốt thì người lao động mới mong ở lại tiếp tục làm việc

Phản hồi lập luận này, nhiều bạn đọc Báo Người Lao động cho rằng cơ sở trên của ban soạn thảo là thiếu thuyết phục. Bạn đọc Thiên Lôi, đặt câu hỏi: "Dân số có già nhưng không khỏe, năng lực không bằng người già các nước phát triển. Trong khi đó dân số trẻ thất nghiệp quá nhiều, cứ nhìn đội ngũ xe ôm công nghệ ngày một đông thì rõ". Bạn đọc này đề nghị phải có kế hoạch khác cân bằng quỹ hưu chứ không thể tăng tuổi hưu, nhất là phân biệt giới tính nữ tăng 5 năm trong khi nam tang chỉ có 2 năm.

Tương tự, bạn đọc tên Nguyễn, bày tỏ: "Nếu điều kiện sống tốt, điều kiện làm việc tốt thì người lao động mới mong ở lại tiếp tục làm việc, đằng này lo lắng đủ thứ cho cuộc sống và công việc thì ai còn sức khoẻ và mong muốn làm việc, sau thời gian làm việc là ai cũng mong muốn xả stress sau một ngày mệt mỏi và lăn ra ngủ để mai lại đi cày".

Phần lớn ý kiến của bạn đọc không đồng ý với việc tăng tuổi nghỉ hưu mà đề nghị giữ nguyên như quy định của Bộ luật Lao động hiện hành. Lý giải cho điều này, một số cho rằng không nên nâng tuổi nghỉ hưu vì sau 60 tuổi năng suất lao động sẽ không cao. Nhiều bạn đọc còn cho rằng sẽ thật bất công nếu buộc người lao động (NLĐ) tiếp tục làm việc sau tuổi 60 vì ở độ tuổi này đã xuất hiện những bệnh tật của sự lão hóa, năng suất lao động giảm. Đa số bạn đọc nói quy định tuổi nghỉ hưu hiện tại phù hợp với khả năng lao động và tuổi thọ trung bình của người Việt.

Tăng tuổi nghỉ hưu: Dân số có già nhưng liệu có khỏe? - Ảnh 2.

Quy định tuổi về hưu, nên phân ra từng lĩnh vực ngành nghề sao cho phù hợp.

Bạn đọc Hà Văn Hùng, góp ý: "Quy định tuổi về hưu, nên phân ra từng lĩnh vực ngành nghề sao cho phù hợp. Những NLD trực tiếp, không nên tang tuổi hưu vì năng suất thấp, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ. Quy định tuổi nghỉ hưu để căn cứ tính tỷ lệ % hưởng BHXH không thôi là không hợp lý. Quốc hội nên cân nhắc, khi sửa đổi ban hành luật sao cho vừa hợp lý và vừa hợp tình, hợp lòng dân và mang tính lâu dài. 

Bạn đọc Lê Văn Hùng, khẳng định: "Có thể nói hầu hết công chức, viên chức, công nhân lao động đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Chỉ người có chức, có quyền, có hưởng bổng lộc mới muốn kéo dài thời gian ngồi giữ ghế". Đồng quan điểm, bạn đọc Kim Thương viết: "Nên dừng ngay việc đề tăng tuổi hưu, vì lý do đơn giản là đa số NLĐ không đồng tình. Việt Nam không thiếu lao động, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Vậy tăng tuổi hưu có lợi cho ai. Ai muốn làm thêm thì hợp đồng lao động với người sử dụng lạo động để làm, giữ nguyên luật hiện hành".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo